0

‘Cần siết chặt sở hữu chéo’

Nếu một người nắm quyền sở hữu nhưng thuê người làm đại diện cho hội đồng quản trị, thậm chí là chủ tịch thì không bị chi phối nên theo TS Nguyễn Xuân Thành, cần xác định lại quan hệ các đối tượng có liên quan và hạn chế tư sở hữu.

Dưới đây là quan điểm của TS Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigh về thực trạng sở hữu chéo hiện nay.

Cấu trúc sở hữu chéo trong hệ thống tài chính của Việt Nam gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng sở hữu ngân hàng, nhà đầu tư lớn sở hữu doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng.

Các mối quan hệ ấy giúp các tổ chức tài chính lách hầu hết các quy định về bảo đảm an toàn: đủ vốn, giới hạn tín dụng, giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần; đảm bảo khả năng chi trả; kiểm soát nợ xấu.

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung quan trọng: Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính. Nhưng thực tế hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đã có sở hữu chéo rất phức tạp, các nhóm cổ đông đang sở hữu các ngân hàng, rồi các ngân hàng này sở hữu các ngân hàng khác, các ngân hàng này thuộc sở hữu của các tổ chức tài chính khác.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay, để khắc phục khó khăn phải mời thêm các nhà đầu tư mới, song cũng nảy sinh một số vấn đề. Trường hợp tích cực, các nhà đầu tư mới có vốn thật, góp được tiền thật, tăng được vốn cho ngân hàng, nhưng việc “loại bỏ” các cổ đông cũ rất khó khăn do quan hệ sở hữu chéo.

Do đó, kết quả là ngân hàng mới có thể tiếp nhận được vốn mới, có thể khắc phục tình trạng yếu kém, nhưng tình hình phức tạp hơn bởi các nhà đầu tư cũ vẫn còn đó.

Trong giai đoạn hiện nay, có thể tạm chấp nhận kết quả này, nhưng nếu như sở hữu chéo vẫn tồn tại trong tương lai, nhiều khả năng lặp lại “vết xe đổ”. Như vậy, sau khi có được vốn mới từ các nhà đầu tư mới, thách thức vẫn là có nỗ lực thực hiện lộ trình giảm sở hữu chéo hay không.

Đó là một trong những khía cạnh nhức nhối nhất về sở hữu chéo. Hiện nay, cách thức giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong tái cấu trúc ngân hàng đã được đặt ra nhưng thách thức vẫn còn đó.

Có hai vấn đề liên quan đến các quy định sở hữu chéo. Thứ nhất, quy định đã có nhưng thường có những ngoại lệ trong việc áp dụng. Hiện nay, có những trường hợp chưa tuân thủ quy định nhưng vẫn được chấp nhận.

Điều này tạo nên một “thói quen” có quy định nhưng chưa áp dụng hoặc áp dụng một cách có chọn lựa và một nhóm các ngân hàng hay các tổ chức tài chính không phải tuân thủ. Thứ hai, sự thiếu sót hay sự chưa đủ của hệ thống về tính bao phủ của các quy định.

Các quy định nhằm vào điều tiết các ngân hàng thương mại nói riêng và tổ chức tín dụng nói chung thuộc phạm vi điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức đầu tư chứng khoán, gồm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các công ty được điều tiết từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng chưa có sự phối hợp giữa hai phạm vi này.

Quan trọng hơn nữa, có những loại hình doanh nghiệp thực sự là tổ chức tài chính thực hiện các giao dịch và đầu tư tài chính là ngân hàng hoặc là đầu tư chứng khoán nhưng lại không bị chi phối bởi bất kỳ các quy định nào, đó là các công ty cổ phần đầu tư tài chính.

Các công ty cổ phần đầu tư tài chính đang đầu tư tài chính nhưng không bị chi phối bởi các quy định giám sát, tuân thủ an toàn mà vẫn hoạt động như một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chính các công ty cổ phần đầu tư tài chính này lại là những tổ chức đằng sau hệ thống sở hữu chéo, nắm quyền kiểm soát các công ty chứng khoán và đứng đằng sau đó là các nhà đầu tư hoặc các nhóm nhà đầu tư mà hiện nay các quy định không bao phủ các tổ chức này. Đây là vấn đề cần phải xem xét.

Sau cùng, đó là xác định lại quan hệ trong cơ cấu sở hữu chéo để kiểm soát. Nếu có quan hệ về mặt sở hữu, thì phải công bố thông tin và phải chịu hạn chế trong việc đầu tư và cho vay. Nhưng còn một mối quan hệ nữa không chi phối là mối quan hệ lao động và đây là cách họ lách.

Chẳng hạn, nếu tôi nắm quyền sở hữu nhưng thuê người làm đại diện cho hội đồng quản trị, thậm chí là chủ tịch hội đồng quản trị, tôi sẽ không bị chi phối. Do đó, việc xác định lại quan hệ các đối tượng có liên quan và hạn chế tư sở hữu, đặc biệt là các sở hữu chéo của các đối tượng liên quan này cần phải siết chặt lại.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu chính Liên Việt, Công ty Bưu chính Việt Nam chiếm tỷ lệ sở hữu 12,5%, Công ty cổ phần Him Lam sở hữu 10,4%, Công ty Chứng khoán Liên Việt chiếm 9,5% và 62,6% còn lại dành cho các cổ đông khác, trong đó có ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Him Lam. Câu hỏi đặt ra, ai là người đang nắm quyền thật sự ở Ngân hàng Bưu chính Liên Việt?
Một thách thức nữa cũng đến từ các nhà đầu tư mới, tiền đấy có phải tiền thực không hay để có vốn mới họ cũng phải vay chỗ khác? Quan hệ sở hữu và đi vay vẫn đan xen nhau.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Leave a Reply

You must be Logged in to post comment.

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot