Comments Off on Bộ Công thương nhận lỗi ‘giải thích chưa tốt’ khi tăng giá điện

Bộ Công thương nhận lỗi ‘giải thích chưa tốt’ khi tăng giá điện

Được người phát ngôn của Chính phủ nhắc nhở nên lấy ý kiến người dân mỗi khi điều chỉnh giá điện, song lần tăng đầu tháng 8 vừa qua vẫn khiến dư luận không đồng tình, thậm chí có ý kiến cho rằng ‘ngành điện nợ người dân sự minh bạch’.

Dù đã diễn ra được gần một tháng nhưng quyết định bất ngờ về việc tăng giá điện của Bộ Công thương tiếp tục “làm nóng” phiên họp báo Chính phủ chiều 28/8. Trước đó, người đứng đầu cơ quan này – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã chuyển lời qua Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, “thừa nhận việc tuyên truyền giải thích chưa làm tốt lắm, sẽ rút kinh nghiệm nghiêm túc để làm tốt hơn trong thời gian tới”.

Tại buổi họp báo, dù khẳng định việc điều hành giá điện vẫn đang được thực hiện đúng theo lộ trình với các quy định chặt chẽ, người phát ngôn của Chính phủ cũng bày tỏ sự băn khoăn khi liên tiếp trong những điều chỉnh gần đây (tháng 7/2012, tháng 12/2012 và tháng 8/2013), mức tăng giá điện đều giống nhau là 5%.

“Không biết có trùng hợp gì không khi giá điện gần đây đều tăng 5%, thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương quyết định”, vị này phát biểu.

Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh ngành điện cần tiếp tục tuyên truyền, giải thích cụ thể: “Tới đây, giá điện cũng như xăng dầu, Chính phủ chỉ đạo phải công khai, minh bạch với dư luận, người dân”, ông nói.

Mr-Tuan-Anh-0-1377743386.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Nhật Minh.

Cũng trong lần điều chỉnh giá điện này, nhiều ý kiến thắc mắc tại sao quyết định tăng lại có hiệu lực quá “quá chóng vánh”. Cụ thể, ngày 31/7, Bộ Công thương ban hành Thông tư 19 cho phép giá điện tăng thêm 5% và thời điểm có hiệu lực diễn ra trong chưa đầy 24h sau. Trong khi đó, Luật văn bản Quy phạm pháp luật hiện quy định một văn bản sẽ không được có hiệu lực sớm hơn 45 ngày trừ các trường hợp mang tính khẩn cấp như phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Trả lời câu hỏi của VnExpress.net xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, việc tăng giá điện đã được Bộ Công thương cùng Bộ Tài chính thống nhất sau khi phối hợp đánh giá, thẩm định các yếu tố ảnh hưởng. Do đó, Thông tư 19 được cơ quan này coi là “văn bản điều hành bình thường”. Đồng thời, việc có hiệu lực trong thời hạn ngắn là để đảm bảo sự “linh động, liên tục” trong quá trình quản lý chung nền kinh tế, giống như việc điều chỉnh giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu khác. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công thương cũng cho biết sẽ nghiên cứu hình thức văn bản hợp lý hơn trong những lần điều chỉnh sau này.

Nhắc lại nguyên nhân phải chọn thời điểm 1/8 để tăng giá, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ ngành công nghiệp năng lượng đứng trước áp lực về giá thành đầu vào, khi mà giá than bán cho điện tăng 37-41% làm tăng chi phí thêm 4.000 tỷ đồng, giá khí tăng cũng làm phát sinh 3.200 tỷ đồng. Do đó, việc tăng giá điện là cần thiết để đảm bảo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cân bằng về tài chính và tiến tới cơ chế giá thị trường, vị này phát biểu.

Đánh giá tác động của lần tăng giá trên tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đại diện Bộ Công thương cho biết giá điện tăng 5% từ ngày 1/8 sẽ làm CPI tăng trực tiếp 0,12% và làm tăng giá một số ngành sản xuất khác 0,004 – 0,55%; trong đó, sẽ làm tăng giá thành sản xuất xi măng khoảng 0,43%, phôi thép là 0,31% và thép thành phẩm là 0,04%.

Liên quan đến tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Đặc biệt, CPI tháng này tăng vọt 0,83% so với tháng trước do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhưng 8 tháng vẫn giữ ở mức 3,53%, do đó, Chính phủ vẫn tiếp tục điều hành để lạm phát cả năm ở mức 7%.

Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý về tình hình sản xuất công nghiệp khi lĩnh vực này có sự suy giảm trong tháng do thời tiết mưa khiến sản xuất than, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp, giảm mạnh.

Trong những tháng còn lại, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ tiếp tục phấn đấu đưa kinh tế tăng trưởng khoảng 5,4%, cùng với đó là đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục điều hành giá cả theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, ông nhấn mạnh “sẽ không có gói kích cầu lớn” nào trong thời gian tới vì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, không chạy theo tốc độ tăng trưởng quá nhanh.

Huyền Thư

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng webmaster

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot