0

Ba Vì cạnh tranh Ba Vì

Chỉ tính riêng công ty lớn hoạt động đã có tới 3 doanh nghiệp cùng kinh doanh chung tên Sữa tươi Ba Vì, tạo sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm và khiến khách hàng bối rối.

Giống như nước mắm Phú Quốc, bánh đậu xanh Hải Dương… nhãn hiệu sữa Ba Vì không thuộc độc quyền của bất cứ doanh nghiệp nào mà được cấp bảo hộ độc quyền cho Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì. Do đó, cơ quan này có quyền cấp phép sử dụng nhãn hiệu kinh doanh cho bất cứ doanh nghiệp nào có mong muốn và đạt chuẩn quy định, có thể là hàng chục hoặc hàng trăm doanh nghiệp. Câu chuyện này dẫn đến việc những công ty dùng chung nhãn hiệu phải cạnh tranh nhau, Ba Vì này đấu với Ba Vì kia.

Nhiều doanh nghiệp cùng dùng chung tên Sữa Ba Vì. Ảnh: Anh Thư
Nhiều doanh nghiệp cùng dùng chung tên Sữa Ba Vì. Ảnh: Anh Thư

Trên con đường dẫn từ Hà Nội về Ba Vì tràn ngập những bảng hiệu kinh doanh sữa Ba Vì, từ sữa bò đến sữa dê với rất nhiều chế phẩm khác nhau như sữa tươi, sữa chua, bánh sữa… Tuy nhiên, những nhãn hiệu này hầu hết do hộ dân tự đứng ra kinh doanh và tự làm nhãn hiệu Ba Vì để ăn theo những thương hiệu đã có sẵn.

Có hàng chục công ty khác nhau đang kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu Ba Vì. Chỉ riêng công ty lớn đã có đến 3 đơn vị cùng khai thác nhãn hiệu này gồm Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì và Công ty cổ phần Sữa tươi Ba Vì.

Chính việc có nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung nhãn hiệu đã tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm sữa Ba Vì với nhau, gây khó khăn cho khách hàng khi không biết chọn sản phẩm nào.

Ông Trần Bảo Minh, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Sữa quốc tế IDP, thừa nhận hiện có quá nhiều nơi kinh doanh nhãn hiệu sữa Ba Vì. Ông lo khi có vấn đề về chất lượng của một nhãn hiệu Ba Vì nào đó cũng khiến các Ba Vì khác bị “vạ” lây. Những khó khăn này khiến các công ty phải tự tìm một hướng cạnh tranh khác bền vững hơn.

Quy mô vốn thị trường sữa tươi Việt Nam hiện lớn hơn 20.000 tỷ đồng và liên tục tăng trưởng khi lượng sữa trên đầu người ở nước ta chỉ khoảng 5,5 lít, rất thấp so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, sữa chua có mức tăng trưởng doanh số ấn tượng từ năm 2007 đến nay với mức tăng gấp 9 lần doanh thu và liên tục có những tân binh khai thác. Chuyện tập trung khai thác thị trường béo bở này cũng là câu chuyện dễ hiểu.

Để khai thác thị trường này, ngay từ bây giờ, IDP đã lên kế hoạch dài hơi mang thương hiệu này Nam tiến và xuất khẩu. Tuy nhiên, với việc chỉ chiếm chưa tới 5% trong thị trường sữa tươi và có doanh thu khiêm tốn khoảng 20 ty đồng, IDP chắc chắn sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ người dẫn đầu Vinamilk và đối thủ TH Milk.

Công ty này mới đây đã đầu tư 600 tỷ đồng để xây dựng vùng nguyên liệu và cho ra mắt sản phẩm sữa tươi mới bên cạnh sữa Ba Vì, là sản phẩm ‘Love in farm’ để cạnh tranh với những sản phẩm khác. Dự kiến đến năm 2020, IDP sẽ hợp tác với nông dân thu mua khoảng 450-500 tấn sữa mỗi ngày từ đàn bò 50.000 con.

Tuy nhiên, nếu so sánh với số lượng bò cũng như sữa của Vinamilk và TH Milk, 2 đối thủ lớn mà IDP sẽ gặp phải khi Nam tiến thì lượng bò này còn là khá khiêm tốn. Sản lượng sữa mà Vinamilk thu mua từ các hộ dân hiện nay đã là trên 450 tấn một ngày và dự kiến năm 2016, tổng đàn bò cung cấp sữa cho Vinamilk ước tính sẽ đạt hơn 100.000 con. Gương mặt mới nổi TH Milk cũng đã có khoảng 22.000 con bò sữa và dự kiến trong năm nay số bò này sẽ là 45.000 con. Nếu tính về cơ sở nguyên liệu thì IDP vẫn còn yếu thế.

Thêm vào đó, để Nam tiến, IDP còn cần khai thác, xây dựng hệ thống phân phối mới. Nhưng việc này cũng gặp khó khăn khi mà Vinamilk và TH Milk đã cung cấp hàng triệu tủ mát cho các tiệm tạp hóa, bao phủ hết các siêu thị…

Tuy nhiên, ông Minh, IDP, lại cho rằng việc xây dựng hệ thống phân phối không phải là chuyện khó khăn. Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ có khoảng 35% sữa tươi, 100% còn lại là sữa hoàn nguyên. Do đó ông Minh cho biết IDP tập trung làm sữa tươi và sữa chua ăn 100% sản xuất từ sữa bò.

Cũng theo ông này, miền Bắc chỉ chiếm chưa đến một phần ba thị trường cả nước, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng xấu từ thời tiết. Vào mùa đông, bò cho nhiều sữa thì sức tiêu thụ của thị trường lại rất kém. Ngược lại, sức mua tốt hơn vào mùa hè thì thời gian đó lượng sữa bò cho rất ít. Chính vì vậy, các công ty sản xuất sữa tươi miền Bắc phải tìm hướng đi mới để cân đối sản lượng và sức mua, tránh việc tồn kho lớn vào mùa đông và khan hàng vào mùa hè.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Leave a Reply

You must be Logged in to post comment.

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot