Comments Off on Châu Á sẽ khó vay vốn giá rẻ

Châu Á sẽ khó vay vốn giá rẻ

Wall Street Journal nhận định khi tín hiệu phục hồi tại Mỹ và các nước phát triển trở nên rõ ràng sẽ dẫn tới việc giảm dần các gói nới lỏng, chi phí vốn cho châu Á tăng cao.

Chính phủ và các công ty trên khắp châu Á đang đối mặt với thời kỳ thắt chặt tín dụng, có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng toàn khu vực. Kể từ sau khủng hoảng tài chính, lãi suất thấp trên toàn cầu đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho các nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự định giảm quy mô gói kích thích tiền tệ trong năm nay sẽ khiến châu Á khó khăn hơn khi muốn vay vốn giá rẻ, Wall Street Journal nhận định.

Các công ty và quốc gia trên khắp khu vực đã phải trả lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư, khi thị trường trái phiếu khu vực này bị rút tới 6 tỷ USD trong tháng 6 và tháng 7, theo hãng cung cấp dữ liệu EPFR Global. Lãi suất trái phiếu hiện vẫn thấp hơn thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, chi phí đi vay tại châu Á được dự đoán tăng mạnh khi tín hiệu phục hồi tại Mỹ và các nước phát triển trở nên rõ ràng hơn.

Chi phí cao có thể ảnh hưởng đến GDP trong khu vực, khi một số nước đang chịu hậu quả sau nhiều năm tăng trưởng nhanh nhờ tín dụng. Guy Stear – Trưởng nhóm nghiên cứu khu vực châu Á tại Société Générale Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: “Chi phí đi vay của châu Á vẫn tương đối thấp. Tuy nhiên, khi FED dần thắt chặt chính sách, dòng vốn có thể rút mạnh khỏi khu vực, đẩy lãi suất lên cao và kìm hãm tăng trưởng”.

asia-1376638642_500x0.jpg
Chi phí đi vay của các nước châu Á sẽ đắt đỏ hơn. Ảnh: Financial Times

Indonesia là một trong những nước đang phải chịu hậu quả. Quốc gia Đông Nam Á này đã tăng trưởng nhiều năm nhờ nhu cầu hàng hóa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt, GDP của Indonesia quý trước cũng tăng thấp nhất kể từ 2010. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn do xuất khẩu giảm sút, đồng rupiah mất giá và lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát đã khiến nhà đầu tư đòi lợi nhuận cao hơn để bù đắp rủi ro. Việc này đã khiến lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Indonesia tăng lên 8%, cao hơn 3% so với đầu năm.

Còn tại Ấn Độ, thâm hụt tài khoản vãng lại, lo ngại về nợ Chính phủ và tiền tệ mất giá cũng làm nản lỏng các nhà đầu tư. Cuối tháng 7, hãng dầu mỏ quốc gia nước này – Indian Oil đã phải trả lãi suất 5,75% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm, cao hơn nhiều mức 3,75% hồi tháng 4.

Tại Trung Quốc, việc chính quyền địa phương và công ty nhà nước ồ ạt đi vay đã đẩy mức nợ cả nước lên cao. Khủng hoảng thanh khoản tháng 6 cũng làm tăng chi phí đi vay tại đây. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hạng AAA kỳ hạn 3 năm của Trung Quốc đã tăng lên 4,9% cuối tháng 7, từ 4,4% tháng 4, theo Chinabond.

Dĩ nhiên, lãi suất cũng có thể giảm xuống, đặc biệt nếu đà phục hồi tại Mỹ và châu Âu không kéo dài, Wall Street Journal nhận định. Khi ấy, nhà đầu tư sẽ lại xem châu Á là cái nôi tăng trưởng toàn cầu. Trung Quốc vẫn được dự đoán tăng 7,5% năm nay. Dù đây là số liệu thấp nhất kể từ năm 1990, tốc độ này vẫn cao hơn Mỹ với 2%.

Việc rút vốn cũng sẽ khó gây ra khủng hoảng nợ như năm 1997 – 1998 ở châu Á. Đó là bởi vì các Chính phủ châu Á không có nhiều khoản vay nước ngoài như thời đó và ngân hàng trung ương các nước đều có dự trữ ngoại tệ lớn.

Tuy nhiên, mức nợ vẫn đang tăng lên, khiến việc tăng lãi suất cho vay có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tổng nợ tại các nước mới nổi châu Á đã tăng lên 155% GDP giữa năm 2012, từ 133% năm 2008, theo số liệu của hãng tư vấn McKinsey Global Institute.

“Tôi rất bi quan về ảnh hưởng của lãi suất cao với khu vực, đơn giản là vì châu Á đã rất phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính từ năm 2008. Tôi cho rằng các công ty không được chuẩn bị tốt để đối phó với lãi suất tăng cao”, Stear cho biết.

Một số quốc gia trong khu vực, như Philippines, đã phải cải tổ tài chính. Vì vậy, chi phí đi vay của nước này không cao như các nước láng giềng. Tổng thống Philippines – Benigno Aquino III đã thực hiện nhiều biện pháp chống tham nhũng và cải tổ hệ thống thuế để giúp quốc gia được đánh giá tín dụng cao hơn. Philippines đang có thặng dư tài khoản vãng lai và khoảng cách với lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng tăng chậm hơn các nước khác ở châu Á.

Tháng trước, Ayala Land – hãng bất động sản lớn nhất nước này đã phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 5% mỗi năm. Lượng phát hành đã tăng gấp rưỡi do nhu cầu lớn của nhà đầu tư. John Vail – chiến lược gia trưởng tại Nikko Asset Management (Nhật Bản) nhận xét: “Bữa tiệc tại châu Á đã tàn. Nhưng dòng tiền đầu tư vào đây vẫn chưa chấm dứt”.

Thùy Linh

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi diễn đàn seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot