Comments Off on Những vụ tranh chấp tại chung cư cao cấp Hà Nội

Những vụ tranh chấp tại chung cư cao cấp Hà Nội

Căng thẳng giữa chủ đầu tư và cư dân về phí dịch vụ, diện tích chung riêng không chỉ diễn ra ở các khu đô thị bình dân mà còn lan tới những tòa nhà hạng sang nằm giữa thủ đô. Một số tranh chấp kéo dài 7-8 năm nay.

Đây đều là những dự án căn hộ cao cấp hàng đầu Hà Nội, tọa lạc tại các vị trí đắc địa. Ở thời điểm mới bàn giao nhà, cách đây vài năm, căn giá rẻ cũng vào khoảng 2.000 USD một m2, loại đắt khoảng 5.000 USD. Theo đó, mỗi căn hộ diện tích nhỏ cũng khoảng 4 tỷ, loại rộng lên tới hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, câu chuyện tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư vẫn liên tục xảy ra và kéo dài nhiều năm.

The Manor

The-Manor-1377144142.jpg

The Manor trải qua ít nhất 2 lần căng thẳng về phí dịch vụ, kể từ khi đi vào hoạt động năm 2007. Ảnh: Hoàng Lan

Khi tòa nhà mới hoạt động năm 2007, cư dân đã giăng băng rôn phản đối chủ đầu tư tính phí quản lý nhà quá cao, mỗi tháng là 14.000 đồng mỗi mét vuông, phí gửi xe máy cũng tới 160.000 đồng và ôtô là 1,6 triệu đồng một xe. Bất bình với mức phí cao gấp nhiều lần các khu chung cư lân cận, các hộ dân ở đây đã cử ra một Ban đại diện lâm thời, nhiều lần đưa thư phản ánh lên Ban quản lý khu chung cư và Bitexco. 

Đến tháng 3/2009, tranh chấp lại tái phát. Một số cư dân không chịu đóng phí nên chủ đầu tư đã chặn barier trước cửa hầm. Cư dân còn bức xúc về việc chủ đầu tư không cho thành lập ban quản trị tòa nhà. Chính quyền thành phố nhiều lần phải đứng ra can thiệp những tranh chấp tại đây. Cuối cùng, chủ đầu tư phải nhượng bộ để đưa ra mức phí hợp lý hơn.

Sky City – Láng Hạ

Tranh chấp tại dự án này nảy sinh khi các căn hộ mới được bàn giao khoảng 3 tháng. Cuối tháng 3/2011, chủ đầu tư Sky City (88 Láng Hạ) thông báo ấn định mức phí gửi ô tô 2,5 triệu đồng mỗi tháng, gấp đôi quy định của thành phố và lý giải mức phí được xây dựng dựa trên một số bộ Luật và việc hạch toán kinh doanh để họ không bị lỗ. 

Sky-city-1377144143.jpg
Cư dân dán băng rôn để phản đối chủ đầu tư về mức phí cao. Ảnh: Hoàng Lan

Cư dân nơi đây rất chuyên nghiệp trong từng đường đi nước bước để đàm phán, buộc chủ đầu tư xuống thang. Sau một thời gian ngắn xảy ra tranh chấp, chủ đầu tư phải nhượng bộ và điều chỉnh mức phí xuống còn 1,25 triệu đồng 

Keangnam Hanoi

Giữa năm 2011, cư dân tại tòa nhà cao nhất Việt Nam – Keangnam Hanoi Landmark Tower làm thủ tục kiện chủ đầu tư do thu phí dịch vụ và tiền trông xe cao gấp vài lần so với mức quy định của thành phố. Bên cạnh đó, cư dân còn cho rằng chủ đầu tư đã sử dụng một số phần diện tích chung để kinh doanh

keangnam2-1377079874.jpg
Cư dân tòa nhà cao nhất Việt Nam căng biểu ngữ để phản đối chủ đầu tư. Ảnh: Hoàng Lan

Chủ đầu tư đã đưa ra nhiều lý lẽ như mức phí tương đương với dịch vụ, máy móc hiện đại, đồng thời nhằm hạn chế người ngoài vào gửi xe… Có thời điểm, vì phản đối, nhiều cư dân đã không chịu đóng phí và bị chủ đầu tư cắt dịch vụ. Để đạt được thỏa thuận, các cư dân tại đây dùng rất nhiều biện pháp như rải tờ rơi, mang bếp than tổ ong ra đốt, trải chiếu để “ăn ngủ tại sảnh”, phát loa phản đối… 

Sau nửa năm khiếu kiện không thành, 2 bên thậm chí còn có xô xát khiến một người phải nhập viện. Đại diện cơ quan chức năng, chính quyền cũng nhiều lần can thiệp nhưng tranh chấp vẫn kéo dài cho đến gần một năm sau. Khi đó, đơn vị quản lý tòa nhà cho biết sẽ giảm mức phí xuống tương đương với các khu căn hộ cao cấp khác tại Hà Nội.

Golden Westlake

Phí đỗ xe tại khu chung cư này cũng là một trong những vụ việc dai dẳng từ nhiều năm nay. Sự việc khởi đầu từ cuối năm 2011 khi cư dân có kiến nghị thành phố về việc phản đối chủ đầu tư ép họ phải đóng một cục tiền phí đỗ xe trong 38 năm lên tới 800 triệu đồng. Nếu chỉ nộp theo tháng, khách hàng chỉ được đỗ ở hầm B2. Phần diện tích chung, riêng của tòa nhà cũng bị đem ra mổ xẻ xem thuộc sở hữu của ai. Sau đó chủ đầu tư đã phải nhượng bộ. 

golden-westlake-1377079875.jpg
Cư dân đỗ xe và giăng băng rôn để phản đối mức phí của chủ đầu tư. Ảnh: Ngọc Tuyên

Tiếp đó, đến tháng 5/2012, chủ đầu tư ra quyết định tăng phí đỗ xe lên 2,5 triệu đồng một tháng, gấp đôi mức cũ. Để đưa ra thống nhất, hai bên đã phải nhờ sự can thiệp của chính quyền, các sở, ban ngành. Sở Tài chính đã thẩm định lại mức phí đỗ xe và cho rằng chủ đầu tư đã đưa ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên các cư dân tiếp tục phản đối và đã bị chủ đầu tư chặn ôtô vào hầm. Căng thẳng còn lặp lại vào đầu năm 2013 và từ đó tới nay phần lớn cư dân vẫn chưa sử dụng hầm để xe.

Pacific Place

Đi vào vận hành từ 2008, đây được xem là khu chung cư cao cấp kín tiếng và ít tai tiếng nhất thủ đô. Số hộ dân thường trú ở đây chỉ vài chục, đều thuộc hàng giàu có và địa vị, nhưng gần đây họ cũng nhập cuộc với làn sóng tranh cãi với chủ đầu tư. Tranh chấp bắt đầu bùng phát khi chủ đầu tư là Công ty Ever Fortune (thuộc Tập đoàn Mapletree Property của Singapore) xây dựng 3 thang máy phục vụ khối văn phòng. Các cư dân cho rằng, hoạt động này gây ồn và ô nhiễm, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nhiều người không chịu nổi đã phải thuê nhà đi nơi khác ở. Một số phần diện tích chung cũng được đề cập trong nội dung tranh chấp giữa hai bên.

pacific-1377079875.jpg
Cảnh xây dựng 3 thang máy tại khu căn hộ cao cấp Pacific Place. Ảnh: Anh Quân

Sau nhiều lần làm việc căng thẳng không tìm được tiếng nói chung, ngày 21/8, chủ đầu tư đã quyết định tạm dừng thi công 3 thang máy trong thời gian chờ thanh tra, dù vẫn khẳng định hoạt động xây dựng của họ hợp pháp và đúng quy định trong hợp đồng. 

Ngọc Tuyên

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng webmaster

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot