Giá dịch vụ y tế bắt đầu tăng tại một số địa phương là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 8 tăng 0,83%, mức tăng cao nhất kể từ sau Tết Nguyên đán.
So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tháng này tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến này, CPI đã tăng 3,53%, cách xa mục tiêu 7% Chính phủ đã đề ra.
CPI tăng cao nhất kể từ sau Tết Nguyên đán. Nguồn: GSO |
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa tính CPI thì có tới 10 nhóm tăng giá trong tháng này. Cao nhất là thuốc và dịch vụ (tăng 4,11%), trong đó riêng dịch vụ y tế tăng 5,09%. Diễn biến này chủ yếu do các địa phương điều chỉnh viện phí từ cuối tháng 7 vừa qua, mà ảnh hưởng lớn nhất là từ Hà Nội, chiếm quyền số cao trong các tỉnh thành được chọn CPI.
Trước đó, thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội cho hay, CPI trên địa bàn tháng này tăng tới 3,16% so với tháng trước, mức tăng cao nhất 28 tháng do nhóm hàng y tế tăng tới 64% trong kỳ. Nếu không tăng giá y tế, CPI trên địa bàn ước chỉ tăng 0,59%.
Giá lương thực thựa phẩm tăng do ảnh hưởng của bão lũ. Ảnh: Anh Quân |
Nhóm giao thông cũng tác động tới giá cả chung tháng này khi tăng tới 1,11% do ảnh hưởng giá xăng tăng từ ngày 17/7. Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% khi giá gas, điện cùng tăng trong tháng.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI tháng này tuy vẫn tăng thấp (tăng 0,54%) nhưng đã nhích hơn so với tháng trước do ảnh hưởng của bão lũ khiến giá lương thực, thực phẩm tăng.
Vàng và đôla Mỹ tuy không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhưng tháng này đã tăng nhẹ. Chỉ số giá vàng tăng 0,32% trong khi chỉ số giá đôla Mỹ tăng 0,06%.
Huyền Thư
Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net
Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo