Hãy share + like nếu bạn thấy bài viết hay nhé:
Bài Vàng bất ổn và bất an trên TBKTSG số 10-2013 ra ngày 7-3-2013 đã phân tích những biện pháp kiểm soat thị trường Vàng của ngân hàng nhà nước vừa qua là không hiệu quả như thế nào. Bài viết đề suất một số giải pháp khả thi cho vấn đề của thị trường vàng.
Trả cho Caesar cái gì của Caesar
Bởi do nhu cầu tích lũy là có thật, nên ngân hàng Nhà nước (NHNN) có tiếp tục cấm nhập khẩu vàng hay cho nhập khẩu vàng nhỏ giọt sẽ tạo tâm lý cung vàng luôn thấp hơn cầu, thị trường càng bất ổn thì dân chúng càng tích lũy. Chưa nói đến nguồn vàng lậu, nếu không mua được vàng thì người dân chuyển sang tích lũy ngoại tệ mạnh (đô la Mỹ, euro), khi đó bất ổn từ thị trường vàng sẻ lây sang thị trường ngoại tệ. Lúc này mục đích kiểm soát và tỷ giá ngày càng bị đe dọa.
Do đó NHNH cần xóa bỏ ngay chính sách độc quyền thương hiệu vàng, tăng cường kiểm soát thị trường thông qua việc cấp phép kinh doanh vàng miếng có điều kiện một cách rõ ràng minh bạch, và ban hành ngay các quy định còn thiếu sót (như tiêu chuẩn chất lượng các loại vàng , quy trình kiểm tra chất lượng và quy trình xử phạt vi phạm). Bởi vì nguyên tắc chung của bất cứ thị trường nào là phải xóa bỏ tình trạng bất đối xứng thông tin (asymmetric information) dẫn đến những lựa chọn bất lợi (adverse selection).
Cách tốt nhất để điều hành thị trường là trả cho thị trường bản chất của nó. Nếu có tổ chức sàn vàng tài khoản như năm 2008, sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính để đánh lên – đánh xuống chẵng khác nào tổ chức mô hình sòng bạc để thu hút người chơi, dẫn đến nhu cầu nhập vàng cao để giải quyết nhanh khoản vàng , tăng nạn chảy máu ngoại tệ, ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ và cuối cùng ảnh hưởng đến lạm phát. Do đó các ý kiến đề suất phục hồi sàn vàng như củ là hoàn toàn không phù hợp.
Tuy nhiên, nếu thị trường đóng kín như hiện nay thì tâm lý bất an và bất ổn của người dân sẽ càng lớn, nhu cầu chọn vàng hoặc ngoại tệ để cất giữ vàng càng tăng. VỚi chính sách hiện tại của NHNN, thì cung cầu mua bán vàng luôn là một ẩn số, tạo ra chênh lệch thu hút đầu cơ. Lúc này mô hình sàn giao dịch vàng tập trung sẽ giúp thông tin cung cầu rõ ràng minh bạch nhất.
Sàn vàng nên tổ chúc theo mô hình giao dịch vàng vật chất ( không sử dụng đòn bẩy nên không khuyến khích đầu cơ) trong đó các tổ chức được cấp phép kinh doanh vàng có thể làm đầu mối kết nối nhu cầu mua và bán trong dân, mô giới tạo lập thị trường. Khi cần bảo đảm cung cầu thì ngân hàng thương mại có chuyên môn và nguồn lực sẽ được phép giao dịch phát sinh trong phạm vi số lượng chênh lệch cung cầu từ các lệnh giao dịch trên sàn.
Sàn vàng tổ chức và vận hành thoe mô hình của sàn chứng khoán, với các mạng lưới giao dịch kết nối cung cầu và lưu ký vàng. Vì là sàn giao dịch hàng hóa nên về bản chất có thể có cung mà không có cầu hoặc có cầu mà không có cung trong một thời gian nhất định, không nhất thiế phải hoàn toàn liên thông với giá thị trường thế giới, nhưng lại phản ánh chính xác cung cầu nội địa. Khi dân chúng đã quen với việc mua bán vàng qua sàn và lưu ký vàng một cách ổn định, bước tiếp thoe là chuyễn huognws dân chngs đầu tư vào các chứng chỉ quỹ của các quỹ kinh doanh vàng ETF (exchange traded fund) thay vì đầu tư vàng miếng.
Huy động vốn vàng trong dân
Việc xảy ra chênh lệch giá quá lớn trong những năm gần đây là hậu quả tất yếu của việc tổ chức sàn vàng tài khoản dùng đòn bẩy cao và huy động vàng trả lãi của hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nếu chấm dứt hoàn toàn việc huy động vốn vàng trong dân thì với một lượng vốn lớn sẽ nằm chết, không mang lại hiệu quả kinh tế nào. Để có thể vừa thỏa mản tâm lý giũ vàng người dân, vừa đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của xã hội, NHNN nên lập quy định cụ thể về việc cho vay tín dụng thế chấp bằng vàng.
Vàng là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, mức biến động thường không vượt quá 20%. Do đó nếu người dân vay vốn thuế chấp bằng vàng thì hạn mức giải ngân cần được quy định cao hơn các loại tài sản khác (ví dụ 80% thay vì 50-70% như đối với các loại tài sản khác). Ngoài ra do ngân hàng thương có thể sử dụng số vàng thế chấp như nguồn vốn nên lãi suất cho vay đối với hợp đồng tín dụng thế chấp bằng vàng nên tháp hơn lãi suất tín dụng thông thường, hoặc thậm chí bằng mức lãi suất huy động tiền gửi. Mức lãi vay sẽ huy động theo thời gian vay (tức độ biến động của giá vàng).
Việc khuyến khích lãi suất ưu đãi cho vay tiền đồng thế chấp bằng vàng chỉ nên áp dụng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư được thảm định. Thực tế hiện nay đa số doanh nghiệp đang chọn giải pháp vay nguồn ngoài ngân hàng để cầm cự, nguồn này chủ yếu vay từ người thân hoặc bạn bè. Như vậy người có vàng có thể trở thành bên thứ ba bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp với ngân hàng.
Người có vàng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay sẽ yên tâm hơn vì dự án cho vay được ngân hàng có chuyên môn thẩm định. Người đi vay ngoài việc trả lãi cho ngân hàng sẽ còn phải trả một khoản phí cho người bảo lãnh, nhưng sẽ có lợi là chỉ vay và trả bằng tiền đồng, không lo rủi ro về chênh lệch giá vàng. Trong trường hợp muốn tự tổ chưc sản xuất kinh doanh thì phương án thế chấp vàng vay vốn sẽ là phương án tối ưu vì vừa bảo toàn vốn vàng vừa có nguồn vốn vay giá thấp để triển khai dự án.
Tuy nhiên sẽ chẵng ai muốn mang vàng đi thế chấp hay bảo lãnh cho người khác vay với quy định hiện hành về hạn mức giải ngân và mức lĩ tính dụng hiện nay. Hơn nữa với các chính sách bất ổn liên quan đến vàng như hiện tại, các ngân hàng thương mại rất e ngại và dè dặt với vàng như là tài sản thế chấp. Do đó, NHNN cần nghiên cứu đưa ra các quy định áp dụng riêng cho trường hợp này trong việc tạm sử dụng và xử lý phát mãi tài sản thế chấp. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng thương mại thu hồi và phát mĩa tài sản thế chấp rất dễ dành và ít rủi ro hơn so với các loại tài sản khác.
Ở đa số các nước, người có tiền nhàn rỗi sẽ đưa ra quyết định đầu tư thông qua các ngân hàng tư vấn và quản lý tài sản (private banking, wealth management). Các ngân hàng này sẽ nghiên cứu sâu, cập nhật thông tin toàn thể các kênh đầu tư tài chính hiện có trên thị trường, từ đó căn cứ vào yêu cầu đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và số tiền cảu khách hàng để đưa ra các phương án đầu tư.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực sự tổ chức hoạt động thoe đúng nghĩa của mô hình private banking, về lâu dài NHNN cần quan tâm phát triển mảng này để góp phần định hướng vốn đầu tư trong dân lành mạnh và hiệu quả hơn.
Tóm lại, với vàng cũng như với bất kỳ loại hàng hóa nào, các chính sách sát với thực tế, phù hợp quy luật thị trường bao giờ cùng khả thi và hiệu quả lâu dài hơn là những biện pháp hành chính gượng ép. Chính sách dung hòa giữa mục tiêu vĩ mô với thưc tế cuộc sống bao giờ cũng được ủng hộ.