Comments Off on ‘Báo cáo kinh tế màu hồng, còn nhân dân thấy màu tối’

‘Báo cáo kinh tế màu hồng, còn nhân dân thấy màu tối’

Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), việc đánh giá nền kinh tế có thể xuất phát từ góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cần có nhận định chính xác để đưa ra “phương thuốc” phù hợp, cứu chữa sản xuất, đời sống người dân…

Trước tiên tôi rất đồng tình với báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế. Việt Nam đã hoàn thành vượt được 11/15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, và là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Có 2 chỉ tiêu không đạt. Một là tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012 và thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,5%, thu ngân sách thì hụt thu trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu cho rằng Chính phủ cần phải đánh giá một cách khách quan hơn, bởi tăng trường kinh tế năm nay mà cao hơn năm ngoái thì đáng nghi ngờ.

nguyen-ba-thuyen-0-8440-1383208453.jpg

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đoàn Lâm Đồng.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm chỉ 6,8%. Thu ngân sách của chúng ta hụt đến trên 20.000 tỷ. 9 tháng đầu năm có tới 42.000 doanh nghiệp ra đi, số doanh nghiệp mới thành lập còn rất yếu và chủ yếu là tránh nợ vay mới. Cho nên nghe Báo cáo của Chính phủ chúng ta thấy màu hồng nhưng nghe Báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chúng ta thấy màu xám còn nhân dân thì nói là màu tối.

Mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác nhau, chuyện đó là bình thường. Nhưng theo tôi nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, nếu chúng ta đánh giá không đúng nó cũng như người bệnh. Nếu cảm cúm nhẹ thì uống “típ phi” là khỏi nhưng nếu cảm cúm nặng phải có những thứ thuốc khác. Chính vì vậy trong đánh giá tình hình kinh tế – xã hội lần này về an sinh xã hội tôi đồng tình nhưng tăng trưởng kinh tế tôi đề nghị xem xét cân nhắc để đánh giá cho chính xác và khách quan hơn.

Những hạn chế và yếu kém chúng ta thấy được tôi đồng tình với 8 vấn đề Chính phủ đã nêu. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động còn lớn, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm và cải cách chưa đồng bộ, lĩnh vực văn hoá có nhiều hạn chế yếu kém…

Chống tham nhũng lãng phí chưa được đẩy lùi, cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân, tôi muốn phân tích ý này. Ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ hoà bình lập lại, nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ gọi nhưng dân gọi không nghe. Một bộ phận không nhỏ bây giờ cán bộ mình bảo số lạ gọi không bao giờ nghe.

Thực ra người dân rất muốn tiếp cận gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến được lãnh đạo, có thể là đến tiếp dân cũng không gặp đồng chí cao cấp nhưng điện thoại trực tiếp thì lãnh đạo không nghe. Chính vì vậy chúng ta thấy trong thực trạng xã hội bây giờ nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết. Bộ máy chính quyền đầy đủ từ trên xuống, cái tàu hút cát chạy rầm rầm suốt ngày đêm nhân dân kêu thì bảo không tôi đi giám sát không thấy. Thế là cái gì? 

Nhân dân bức xúc, tự đứng dậy là sai, cần phải phê phán như các đại biểu phát biểu trước rồi nhưng tôi đề nghị chính quyền cũng phải kiểm tra một cách hết sức nghiêm túc, phải đánh giá, chỉ đạo quyết liệt hơn để làm sao chống được quan liêu, tham nhũng, chống được cái xa dân thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề. Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình.

Về nguyên nhân trong vấn đề này, Chính phủ có nêu ra có 3 ý. Chúng tôi cũng đồng tình nhưng tôi bổ sung thêm nguyên nhân thứ tư theo tôi là có lỗi của hệ thống, bởi chúng ta biết là do tác động tình hình thế giới; nhận thức chủ trương, quan điểm thì không đồng nhất; quản lý kinh tế nhà nước còn nhiều yếu kém nhưng trong đó còn có lỗi về hệ thống.

Chúng tôi kiến nghị mấy điều như sau. Một là phải biết nuôi dưỡng nguồn thu, tức là chúng ta đã có chính sách giãn thuế, giảm thuế, hoãn thuế cho doanh nghiệp nhưng chúng ta lại tăng giá thuê đất lên gấp 10 lần. Chúng ta mở đầu này lại bóp đầu kia, đề nghị Chính phủ phải giảm giá thuê đất xuống, còn cao như thế chúng ta bóp chết doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ngân hàng liên tục hạ lãi suất, có rất nhiều cố gắng nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất chậm vì các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn thì họ không vay, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất thì không tiếp cận nguồn vốn do nợ xấu.

Đề nghị đối với ngân hàng trong điều kiện bình thường thì thủ tục như vậy nhưng trong điều kiện đặc biệt thì cũng phải có thủ tục đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ nhưng có cảnh sát dẫn đường thì đoàn vẫn có thể đi. Ngân hàng phải có điều kiện đặc biệt, phải dẫn doanh nghiệp đi, đồng hành cùng họ. Cho nên tôi đề nghị chúng ta khoanh, giãn nợ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện nguồn thu.

Về vấn đề đối với nông nghiệp, chúng tôi đề nghị quan tâm hơn, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là vấn đề vừa rồi đồng chí Thống đốc ngân hàng có đến Lâm Đồng, nhân dân rất cảm ơn là đã cho gói tín dụng 2.800 tỷ để nhân dân tái canh cây chè và cây cà phê. Tuy nhiên, theo chúng tôi thấy về lâu dài đề nghị Chính phủ phải hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cây chè, cây cà phê.

Thanh Bình ghi

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot