Comments Off on Doanh nghiệp cà phê điêu đứng

Doanh nghiệp cà phê điêu đứng

Các doanh nghiệp cà phê đang đối mặt với tình trạng thua lỗ, phá sản hàng loạt, nhưng chưa tìm ra giải pháp hiệu quả để khắc phục.

Cách đây một tháng, lần đầu tiên, Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã yêu cầu doanh nghiệp hội viên báo cáo gấp về tình hình nợ xấu và đề xuất hướng giải quyết. Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức “đề nghị”, chứ chưa có chuyển biến gì tích cực.

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Vicofa thừa nhận, doanh nghiệp trong ngành cà phê có nhiều điểm yếu nội tại liên quan đến chất lượng sản phẩm, trình độ kinh doanh thấp, thiếu chủ động đối phó với biến động của thị trường, đặc biệt là phải phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng. Mặc dù vậy, ngành cà phê ít được quan tâm, hỗ trợ, trong khi đây vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và rất cần vốn để đầu tư lâu dài.

Trước đó, sau phiên họp thường kỳ tháng 6, Chính phủ đã ra nghị quyết đồng ý giãn các khoản vay tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp ngành cà phê lên tối đa từ 12 đến 36 tháng. Nhưng ông Vinh cho rằng, việc giãn nợ này mới chỉ giải quyết được phần rất nhỏ (khoảng 9%) nợ xấu tại BIDV, còn lại hơn 90% chủ yếu vay tại các ngân hàng cổ phần.

“Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần xử lý bằng cách phân nhóm năng lực trả nợ đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn, những doanh nghiệp có đầu tư vào vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, có khả năng sản xuất, kinh doanh và trả nợ thì cần giãn nợ trong thời gian dài”, ông Vinh đề nghị và cho biết, ngoài chuyện giãn nợ, khoanh nợ, Vicofa còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế cho vay mới.

Tuy nhiên, kiến nghị trên không dễ được chấp thuận, bởi hầu hết ngân hàng không muốn cho các đối tượng này vay. Đại diện ngân hàng thương mại cổ phần tại TP HCM cho hay, ngành cà phê không nằm trong danh sách ưu tiên của ngân hàng này, vì theo họ, việc kinh doanh cà phê hiện tại khá bấp bênh và doanh nghiệp hay sử dụng tiền vào mục đích khác.

Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giám định cà phê và hàng hòa xuất khẩu (Cafecontrol) cho hay, ngoài nợ xấu, các doanh nghiệp cà phê đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, phá sản hàng loạt, nhưng chưa có giải pháp gì tích cực để ngăn chặn tình trạng này.

Trong khi đó, tình trạng doanh nghiệp cà phê trốn thuế giá trị gia tăng (VAT) vẫn diễn ra khá phổ biến. Cơ chế hoàn thuế cho doanh nghiệp chậm được triển khai tại các địa phương và nhiều vấn đề khác liên quan đến thuế, dẫn tới thị trường cà phê đang vận hành không đúng cơ chế thị trường. Chẳng hạn, doanh nghiệp trốn thuế sẵn sàng trả giá cao hơn 1.000 đồng mỗi kg cà phê nhân để cạnh tranh với doanh nghiệp nộp thuế. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê trong việc cân đối hiệu quả kinh doanh.

Trước vòng luẩn quẩn trong việc tháo gỡ khó khăn nêu trên, báo chí nước ngoài cho rằng, ngành cà phê Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, theo ông Vinh, khó khăn, nợ nần đâu chỉ có ngành cà phê, nhưng vấn đề là, các doanh nghiệp thủy sản, điều, gạo lại được ưu tiên rất nhiều.

Ông Vinh cho hay, Vicofa đang đề xuất Chính phủ có chính sách về thu mua tạm trữ cà phê giống như gạo và thành lập quỹ phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thay cho Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu đã hết thời. “Cần phải tái canh, nâng cao chất lượng sản xuất, xây dựng thương hiệu. Trong trường hợp có thu mua tạm trữ, thì quỹ cũng là một phần nguồn để hỗ trợ sản xuất”, ông Vinh nói.

Theo Đầu tư

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi cộng đồng webmaster

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot