Comments Off on Doanh nghiệp Nhật bỏ Trung Quốc đến Đông Nam Á

Doanh nghiệp Nhật bỏ Trung Quốc đến Đông Nam Á

Đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á nửa đầu năm tăng 55%, trong khi vào Trung Quốc lại giảm 31%.

Thống kê của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), đầu tư của nước này vào Trung Quốc ngày càng giảm sút. Một phần nguyên nhân là chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng. Bên cạnh đó, một số công ty Nhật Bản lo ngại tâm lý chống Nhật của người Trung Quốc, nhất là sau làn sóng bạo động năm ngoái do hai nước tranh chấp đảo trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó, Đông Nam Á ngày càng thu hút sự chú ý của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Những tháng qua, Nhật Bản ký nhiều hợp đồng mua cổ phần trong các công ty bảo hiểm, ngân hàng và nhà máy tại khu vực này, Wall Street Journal cho biết.

Toyota-jpeg-2905-1379068480.jpg
Toyota sẽ chi hơn 230 triệu USD xây nhà máy ở Indonesia. Ảnh: Bloomberg

Đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á đã tăng 55% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ, lên 10,3 tỷ USD. Trong khi đó, con số này vào Trung Quốc lại giảm 31% xuống gần 5 tỷ USD. Suy giảm trên cũng có nghĩa Trung Quốc sẽ bỏ lỡ cơ hội trong làn sóng đầu tư ra nước ngoài đang trỗi dậy tại Nhật Bản. Năm 2012, đầu tư ròng ra nước ngoài của Nhật Bản đạt 122 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái và 67% so với 2007. Khảo sát gần đây của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cho thấy 84% công ty có kế hoạch mở rộng ra nước ngoài trong 3 năm tới, cao hơn hẳn 66% năm 2009.

Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe cũng rất hào hứng trong việc thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á (Asean). “Asean và Nhật Bản là động cơ kép. Asean sẽ đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Nhật”, ông Abe phát biểu tại Singapore hồi tháng 7.

Các nhà cung cấp dịch vụ tại Nhật Bản bị thu hút bởi thị trường 600 triệu dân và số người thuộc tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Đông Nam Á. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ hồi tháng 7 cho biết sẽ chi 5,6 tỷ USD mua 75% cổ phần tại ngân hàng Thái Lan Bank of Ayudhya. Sumitomo Mitsui cũng mới ký hợp đồng 1,5 tỷ USD mua 40% cổ phần tại ngân hàng Indonesia PT Bank Tabungan Pensiunan Nasional.

Trung Quốc hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và là nơi nhận FDI nhiều thứ hai của Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Akira Kajita – Giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế quốc tế tại JETRO cho biết: “Rất nhiều công ty đã có nhà máy ở Trung Quốc rồi. Nhưng những doanh nghiệp muốn xây thêm nhà máy thứ hai, thứ ba đều nói sẽ đến các nước như Việt Nam để phân tán rủi ro”.

Dù vậy, một số công ty cũng đã chuyển phần lớn việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Hãng làm kimono Tokyoin trước đây sản xuất 100% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chi phí tăng lên gần đây đã khiến họ phải mở nhà máy ở Indonesia năm 2009. Năm ngoái, Tokyoin còn xây thêm ở Việt Nam và hiện Trung Quốc chỉ đóng góp 10% số sản phẩm cho hãng.

Các hãng sản xuất ôtô cũng có động thái tương tự. Tháng trước, Honda Motor đã bắt đầu xây nhà máy 550 triệu USD tại Thái Lan. Toyota tháng 7 cũng thông báo sẽ chi 230 triệu USD làm nhà máy sản xuất động cơ tại Indonesia.

Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích đầu tư vào Đông Nam Á. Họ đang chi hàng tỷ USD viện trợ phát triển cho các dự án liên quan đến công ty Nhật, như các khu công nghiệp tại Việt Nam và Myanmar, đường sắt tại Campuchia hay sân bay ở Lào.

Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực giúp các công ty tìm đối tác tại các nước như Myanmar, Việt Nam và Indonesia. Ở Philippines, Nhật Bản còn đầu tư vào lĩnh vực y tế và nhà ở. Gregory Domingo – Bộ trưởng Thương mại Philippines cho biết: “Trước đây họ thường tập trung đầu tư vào đồ điện tử, nhưng giờ thì đa dạng hơn rồi”.

Thùy Linh

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot