Comments Off on Lỗ hổng xác nhận cha đẻ trong giấy khai sinh cho trẻ

Lỗ hổng xác nhận cha đẻ trong giấy khai sinh cho trẻ

Nếu người cha trong giấy khai sinh không phải cha ruột của đứa trẻ thì khi qua đời mà không có di chúc sẽ phát sinh rắc rối trong việc phân chia tài sản thừa kế. 

Hiện nay khi đi khai sinh cho trẻ em, thông thường cán bộ tư pháp – hộ tịch và người đi khai sinh (có thể là mẹ, ông bà, cha…) thường chỉ dựa vào Giấy đăng ký kết hôn để xác định cha của đứa trẻ là ai khi ghi vào phần xác định cha đứa bé trong Giấy khai sinh.

Điều 15 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định như sau: “ Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh”.

Việc xác định mẹ của đứa trẻ sinh ra thì đã quá rõ ràng, không cần phải bàn cãi nữa. Tuy nhiên để xác định cha của trẻ em sinh ra thì không phải là một việc đơn giản. Vấn đề này hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí xảy ra việc tranh cãi, kiện tụng nhất là khi đặt vấn đề trên trong mối quan hệ với Luật thừa kế.

Trên thực tế khi hai vợ chồng có đăng ký kết hôn, con sinh ra chưa hẳn đã đích thực là con của người chồng trong Giấy đăng ký kết hôn. Để xác định đó có phải là con đẻ của mình không thì chỉ có giám định ADN mới có thể kết luận được. 

Việc công nhận một đứa bé là con của mình hay không sẽ dẫn tới nhiều trách nhiệm pháp lý cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng được xác định trên cơ sở đó. Vì vậy theo tôi, hiện nay việc xác nhận cha của trẻ em sinh ra trong Giấy đăng ký khai sinh cần thực hiện chặt chẽ hơn theo hướng:

–  Không nên xác định cha cho con trong Giấy khai sinh một cách đơn giản như hiện nay.

–  Việc xác định cần có sự xác nhận (đồng ý một cách minh thị) của người được khai là cha của trẻ em trong Giấy khai sinh đó.

Trên thực tế hiện nay đã xảy ra trường hợp một người được xác định là cha của trẻ em trong giấy khai sinh, ông này có một khối tài sản khá lớn, khi người cha này chết và không để lại di chúc.

Theo cơ sở trên đứa trẻ mà ông này nhận làm cha trên Giấy khai sinh có quyền hưởng thừa kế. Nhưng khi ông này chết rồi, mọi người mới phát hiện đứa trẻ trên không phải là con của ông ta.

Vấn đề đặt ra là khi nhận làm cha đứa trẻ trên trong Giấy khai sinh, ông ta có biết việc này không? Do ông ta đã chết rồi, nên không thể xác định được điều này.

Sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết quan hệ thừa kế, chính vì vậy trong Giấy khai sinh cũng cần làm rõ luôn ý chí của người cha trong trường hợp người được khai sinh không phải là con đẻ của ông ta.

Nguyễn Minh Giáp

Chia sẻ bài viết về đời sống xã hội tại đây

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot