Comments Off on Luật Xây dựng sửa đổi cần ‘siết’ đầu tư dự án

Luật Xây dựng sửa đổi cần ‘siết’ đầu tư dự án

Người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng việc đầu tư dự án trong thời gian vừa qua nhiều khi còn tự phát, phong trào. 

Tại hội thảo lấy ý kiến về Luật xây dựng sửa đổi tổ chức cuối tuần qua, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, việc đầu tư dự án trong thời gian qua còn tự phát, phong trào gây ra tình trạng nợ đọng trong bất động sản đang ở thời kỳ khó khăn nhất. 

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, thời gian qua, việc đầu tư dự án còn dàn trải. Căn bệnh có thời điểm trở nên rất trầm trọng khi người người, nhà nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, nhất là các dự án làm nhà thương mại. Tình trạng này gây ra việc vượt cung quá cầu cả về số lượng và chủng loại.

51848-5399-1380411459.jpg

“Nếu tất cả dự án đã được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội hoàn thành sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế do thị trường đóng băng hàng tỷ đôla”, chuyên gia này nói. Ông Hùng cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là việc quản lý nhà nước yếu kém. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, từ trước đến nay ít lãnh đạo phải chịu trách nhiệm quyết định của mình. Trước đây, tình trạng không nghiêm nên chưa có ai bị xử phạt.  

Từ những bất cập đó, ông Hùng kiến nghị, Luật Xây dựng nên siết việc quản lý nhà nước trong việc cấp phép dự án, chống thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó, cần tạo một thị trường công bằng cho tất cả nhà đầu tư với thủ tục nhanh gọn, giảm phí bôi trơn. Theo chuyên gia này, ở Việt Nam hiện công tác chuẩn bị đầu tư bị ách tắc lâu nên nhiều dự án kéo dài hàng chục năm, tốn kém nhiều chi phí. “Trong khi đó ở nước ngoài, nhiều dự án công trình xây dựng trung bình chỉ 6 tháng là xong”, ông Hùng nói. 

Trong tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa thu vừa diễn ra cuối tuần qua, chuyên gia Đặng Đức Thành, Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp cũng cho rằng, cần rút ngắn giảm thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng để giảm giá nhà đất. Chuyên gia này đề xuất nên thời gian hoàn thành cấp phép xây dựng cho một dự án không được quá 9 tháng vì ở các quốc gia khác, công tác này chỉ kéo dài 6 tháng.

Liên quan đến năng lực của các nhà thầu, Bộ trưởng cho rằng, hiện nước ta có trên 50.000 doanh nghiệp xây dựng. Luật hiện nay tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp thành lập, nhưng với ngành xây dựng tôi cho rằng phải có điều kiện chặt chẽ hơn. “Số lượng nhà thầu phát triển mạnh nhưng chất lượng có ‘vấn đề’. Nhiều doanh nghiệp không có đủ tư cách hành nghề. Do đó, Luật mới theo tôi cần có chế định cụ thể xác định năng lực chủ đầu tư, ban quản lý và cả nhà thầu…”, ông Dũng nói. 

Về các vấn đề sau khi công trình hoàn thành, Bộ trưởng cho biết, hiện đã có quy định bảo hành công trình, nhưng nếu doanh nghiệp không còn tồn tại nữa kế hoạch sẽ “phá sản”. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người dân, nhiều nước trên thế giới có xu hướng áp dụng bảo hiểm công trình. Trước đó, dự thảo Luật Xây dựng vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Bộ vẫn đang tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp cho hoàn thiện dự thảo luật. Dự kiến, Quốc hội sẽ phê duyệt bộ Luật sửa đổi vào năm 2014.

Ngọc Tuyên

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi diễn đàn seo

Filed in: Tin Tức Tags: , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot