Comments Off on Mỹ giảm kích thích không ảnh hưởng lớn tới các nước

Mỹ giảm kích thích không ảnh hưởng lớn tới các nước

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sắp giảm kích thích. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các nước phát triển khác đều đã sẵn sàng bù lại khoản thiếu hụt tài chính này.

“FED không phải là tất cả”, Tim Adams – Giám đốc điều hành Viện Tài chính quốc tế (IIF), đồng thời là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhận xét trên CNBC. Ông nhấn mạnh rằng cả Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đều đã có thông báo về các chương trình mua lại tài sản. “Không phải các nước phát triển đều sẽ đồng loạt rút kích thích”, ông cho biết. BOJ thậm chí còn tính toán nới lỏng “trong dài hạn”.

Chương trình nới lỏng định lượng hiện tại của FED đang bơm vào nền kinh tế 85 tỷ USD mỗi tháng. Trong khi đó, hồi tháng 4, BOJ cam kết bơm 1.400 tỷ USD trong hai năm. BOE đang tung gói kích thích 574 tỷ USD. Còn ECB vẫn chưa bắt đầu mua lại trái phiếu vì chờ phán quyết của tòa án.

FED-1378723466.jpg
Các nước phát triển đều đã sẵn sàng bù lại khoản thiếu hụt do FED giảm kích thích. Ảnh: CNN

Theo Adams, nhìn chung, các kỳ vọng về giảm kích thích cũng có nghĩa nền kinh tế có dấu hiệu tích cực. “Lãi suất trái phiếu tăng lên cho thấy tăng trưởng đang quay trở lại. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó ở Mỹ. Chỉ có điều tốc độ cải thiện hơi chậm”, ông cho biết.

Giảm kích thích cũng “không có nghĩa các tài sản sẽ bị định giá lại. Đối với những người chưa chuẩn bị cho việc đó, họ có thể sẽ gặp khó khăn. Các nước phụ thuộc vào vốn nước ngoài sẽ phải đối mặt với áp lực lớn. Ví dụ như Ấn Độ”, Adams nhận xét. Chỉ số chứng khoán Sensex của Ấn Độ đã giảm 6% kể từ mức đỉnh hồi tháng 5. Trong khi đó, đồng rupee nước này mất hơn 20% giá trị so với USD năm nay.

Nhiều nhà phân tích cho rằng “cơn thịnh nộ vì giảm kích thích” của thị trường có vẻ hơi quá đà. Frederic Neumann – đồng giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết: “Ở châu Á, mỗi nền kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi sự biến động gần đây. Một số thị trường đã bị đối xử khá khắc nghiệt”. “FED sẽ còn in tiền thêm một thời gian nữa, Nhật Bản cũng vậy. Trung Quốc không còn trượt giảm và công nghiệp toàn cầu lại đang đi lên”, ông nhận xét.

Sự suy giảm năng lực cạnh tranh của các nước mới nổi châu Á cũng đồng nghĩa họ có thể ít hưởng lợi từ sự phục hồi tại các thị trường phát triển. “Tuy nhiên, cũng không hẳn họ không được lợi chút nào. Ít nhất thì tốc độ tăng trưởng cũng sẽ không xuống quá thấp”, Neumann nói.

Ông cũng cho rằng kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines sẽ vẫn hoạt động tương đối tốt trong môi trường hiện tại. Việt Nam đang dần tiến bộ, còn Thái Lan và Malaysia “vẫn không bị hạ gục”.

Thùy Linh

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot