Comments Off on Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung – ca khúc hay đâu rồi?

Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung – ca khúc hay đâu rồi?

Sau khi đã nổi tiếng và khẳng định vị thế trong lòng người hâm mộ, không nhiều thì ít, họ đều không giữ được phong cách tiêu biểu của mình, mà mắc bệnh cầu toàn, sửa chữa thái quá, làm cho hình ảnh của mình không phải tiến bộ mà là biến đổi.

Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn với nội dung góp ý về làng ca sĩ đương đại của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và sau đó là loạt bài về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, tôi cũng có một vài lời tâm sự chân thành của một người yêu âm nhạc gửi đến cả nhạc sĩ và các ca sĩ hiện nay, với niềm hi vọng rằng sẽ lại được chứng kiến một “kỷ nguyên âm nhạc” như những năm thập niên 70, 80 của thế kỷ 20.

Tôi là một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm nay đã ngoài 50 tuổi. Thời trai trẻ, tôi cũng là một tay “hay đàn hay hát”, đã từng mê đắm giọng ca của Khánh Ly. Tới mức nhiều khi bà xã tôi vốn là dân Nam bộ cũng phải thốt lên “chắc ông phải qua Mỹ mà nghe Khánh Ly hát thôi”.

Tôi nhớ khoảng năm 1986, trong một lần đạp xe trên đường Khâm Thiên (Hà Nội), tôi được nghe bài “Em ơi Hà Nội phố” của nhạc sĩ Phú Quang với chất giọng Thanh Lam thể hiện qua loa nén ngoài phố, khi đó tôi đang dừng đèn đỏ mà đèn xanh lên rồi tôi vẫn không thể đi được vì bài hát hay quá.

Còn ca sĩ Hồng nhung thì có bài “Nhớ về Hà Nội”, “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Rồi vào khoảng năm 1995 lại được nghe bài “Thì thầm mùa xuân” với chất giọng Mỹ Linh đầy xúc cảm. Từ đó, tôi cũng mới biết đến Mỹ Linh. Rồi Trần Thu Hà với bài hát “Sắc màu” làm say đắm lòng người…

Khoảng 10 năm trở lại đây, thú thực tôi ít để ý tới âm nhạc, bởi không riêng gì trong nước, mà ngay cả nước ngoài cũng ít có được những cơn địa chấn làm mê mẩn tâm hồn, ngoại trừ một số lần như tin ca sĩ Whitney Houston mất, tôi tìm nghe bản “Saving all my love for you”, hoặc ông hoàng nhac Pop qua đời, tôi cũng tìm những tác phẩm nổi tiếng của ông để biết, hoặc Pavarotti….  

Âm nhạc trong nước bay giờ, thật khó so sánh được với trước đây, thời thập niên 70, 80. Vì sao vậy? Rất giản đơn vì đó là âm nhạc. Tự nó khẳng định giá trị khi tồn tại, không phụ thuộc vào giải thưởng nào, càng không có gì là showbiz. Vậy nên hay. Sự góp ý vừa qua của bác Nguyễn Ánh 9 rất khác thường, rất hiếm có và cũng rất khó có thể gọi là dễ chịu đối với những người được nêu tên.

Tôi nghĩ cũng dễ hiểu, vì lâu nay nghe người ta nịnh nhau nhiều quá, thành thử điều này lại như một “món mới” cho làng showbiz. Nhưng có lẽ nên có cái nhìn khách quan hơn về những điều mà tác giả Nguyễn Ánh 9 đã nói. Không riêng gì Đàm Vĩnh Hưng, nhạc sĩ Nguyễn Ánh  9 còn đề cập tới Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Mỹ Linh, những tên tuổi nổi tiếng và một số nghệ sĩ khác, tôi không nhắc lại quan điểm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, chỉ xin có vài tâm sự như sau:

Thanh Lam khi hát “Em ơi Hà Nội phố” , “Chia tay hoàng hôn”…, những năm 90 quá hay, khi đó những động tác diễn chẳng qua do tình cảm dạt dào trong bài hát dẫn dắt chứ gần như không cố diễn, hoặc có nhưng khán giả khó nhận ra. Về chất giọng không quá uốn nắn, về kỹ thuật khó mà bắt bẻ được (tôi nói vậy vì tôi khá kỹ tính). Nhưng phải công nhận khi đó Thanh Lam quá hay.

Còn Hồng Nhung với bài hát “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp, “Nhớ mùa thu Hà Nội”… của Trịnh Công Sơn vào những năm 90 tôi chẳng thể nào quên, ngay từ những lúc đó đã thầm mong em đừng như người khác nổi tiếng rồi thì đánh mất chất mộc thì thật tiếc. Khi đó giọng Hồng Nhung quá khỏe, âm vực mạnh mẽ hát những đoạn “hot” mà như chơi, rồi phối khí giản dị không lấp mất giọng hát.

Còn Mỹ Linh thì sau này với bài hát “Thì thầm mùa xuân” , nói thật tôi nghe đi nghe lại trong dịp tết Nguyên đán mà chẳng thể nào chán được, đơn giản vì ….chán thế nào được! Sau này lại có thêm bài “Trên đỉnh phù vân”… quả là tuyệt tác.

Còn Mỹ Tâm với bản “Hát với dòng sông” cũng làm người ta nhớ lâu đấy chứ? Cũng đơn giản vì những lý do như vậy.

Còn bây giờ thì thế nào? Những ngày đó đâu rồi? Chúng ta đang được thưởng thức những gì? Tại sao nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lại góp ý như thế? Có thể nói những tác phẩm lớn và để đời như thời trước không còn bao nhiêu, nếu không nói là không có.

Phần lớn ca khúc đều bị ảnh hưởng nước ngoài nếu không nói là bắt chước. Nghệ sĩ ngày nay lên hát, nếu không có dàn hòa âm hùng mạnh, ánh sáng chói lòa, trang phục hào nhoáng và đoàn “thể dục nhịp điệu” sau lưng thì chắc rằng chẳng thể nào diễn được. Nên tôi ít quan tâm nữa, đừng nói hâm mộ, hay ai đó lôi tôi tới rạp.

Những lời góp ý của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tôi cho rằng hết sức đáng quý và chân tình, chẳng thấy có gì là sai cả mà sao có người phản đối và lại cho rằng bị xúc phạm? Có lẽ điểm nhìn của bạn ấy đặt không đúng thôi. Đâu có nặng nề vậy đâu.

Trong điện ảnh, nhiều khi đạo diễn (tức người thầy) vì nghệ thuật đôi khi còn chửi mắng diễn viên rất gay gắt ấy chứ, có gì mà phải giận? Nên nếu vì nghệ thuật, người thầy lên tiếng (một cách trang trọng) thì là liều thuốc quý. Cần gì phải phản ứng lại theo kiểu “ông không phải là bố tôi”, rồi vội vàng hắt nước đổ đi như vậy.

Ngay cả khi những scandal nặng nề như “khóa môi” người ta còn rộng lượng với mình được cơ mà…? Tôi kiến giải thế này: Khi bắt đầu (hàn vi) thường là khi đó tiếng tăm có được là do tài thật, không do lăng xê và không thể phủ nhận. Nhưng có một điều khá tiếc (riêng tôi nghĩ) là thời bây giờ, khi nghệ sĩ nổi tiếng rồi lại rất khó giữ và phát huy mãi cái thế mạnh của mình.

Vì sao? Tôi nghĩ do chính cái áo “sao” đã làm cho họ bị bó chặt, luôn luôn phải nhớ tới điều đó, gồng mình nên quên mất, hoặc là bị gò bó mà không thể hiện được cái đẹp nghệ thuật vốn có của mình. Hoặc họ bị căn bệnh cầu toàn “hôm qua khán giả hưởng ứng tác phẩm của mình, vậy hôm nay phải tìm cách hoàn thiện hơn nữa”, thế là đánh mất nguyên bản, sự cầu kỳ lại làm hại tác phẩm.

Tôi nhớ Khánh Ly với một số bài trong “Sơn ca 7” mộc mạc thiết tha đã làm say đắm lòng người. Nhưng nguyên bản, phối khí rất giản dị, để cho chị có đất tung hết cái ngọt ngào của chất giọng cho người nghe. Những năm sau này chị có thu âm lại, nhưng với phối khí cầu kỳ, tác phẩm không còn là Khánh Ly nữa.

Tôi không nói tới việc chất giọng sau này ảnh hưởng của tuổi tác. Cho dù giọng ca không còn như xưa, khán giả vẫn rất tôn thờ. Nhưng phong cách thì tuyệt không nên thay đổi vì nó đã làm nên một cái tên… Với những ca sĩ khác, rất rất nhiều hiện nay càng nên suy nghĩ về điều này.

Nhiều bạn như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, sau khi đã nổi tiếng và khẳng định vị thế trong lòng người hâm mộ, hầu hết không nhiều thì ít, đều không giữ được phong cách tiêu biểu của mình, mà mắc bệnh cầu toàn, sửa chữa thái quá, làm cho hình ảnh của mình không phải là tiến bộ mà là biến đổi.

Các bạn nếu có đọc được những lời này của tôi, xin hãy đừng suy diễn mà buồn, chỉ cần các bạn biết rằng tôi nói lên chỉ vì ngưỡng mộ các bạn, mong các bạn đừng “biến đổi” mà chỉ nên tiến bộ là được rồi. Đừng quá phụ thuộc vào quần áo mà trở thành lố lăng, vì “bộ áo đâu có làm nên thầy tu”. Cũng đừng quá thiên về tạo sự kiện mà thành các scandal khó gội bỏ.

Hãy chỉ vì nghệ thuật, các bạn sẽ “sống” mãi. Còn những ca sĩ khác, thực lòng tôi không theo dõi vì không biết nên không dám góp tiếng nói, bởi thời của tôi là của thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, với những khúc ca đi cùng năm tháng của Việt Nam, với những Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Huy Du… và Trần Khánh, Trần Tiến, Tường Vi, Trung Kiên, trong nam có bao nhạc sĩ và nghệ sĩ còn mãi với ký ức mọi người, thật là đồ sộ. Nước ngoài thì ABBA, BoneyM, … những con người và bản nhạc tới cuối cuộc đời phong cách vẫn rất riêng và không hề thay đổi.

Các bạn bây giờ có nhiều thuận lợi hơn lớp trước về điều kiện kinh tế và xã hội, nhưng lại thiệt thòi hơn lớp đi trước ở chỗ xã hội khi đó đỡ phức tạp hơn. Hãy tạm lắng xuống cái tự ái của mình (vì lâu nay các bạn được tung hô nhiều quá, cũng dễ tự ái là phải), phân tích những lời lẽ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vì thuốc đắng dã tật.

Lâu nay các bạn chỉ toàn nghe khen thôi, những người biết chê như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn mấy người? Tình trạng âm nhạc và sân khấu ngày nay chán phèo, phải chăng là do “những lời có cánh” của những người có vị thế, của các cây bút , cùng những nghệ sĩ tên tuổi dành cho nhau?

Sự sa sút của các món ăn tinh thần trong xã hội, phải chăng do không còn đam mê nghệ thuật, phải chăng do kiêu ngạo vì đã kiếm được khá nhiều tiền và không tiếp cận được với những lời nói thật, vì khi đã là “vua” hoặc “nữ hoàng” thì thường được nghe và chỉ cho phép nghe những lời lọt lỗ tai?

Vậy có bao giờ ai đó cảm thấy mình có một phần lỗi khi cuộc sống văn hóa nghệ thuật của xã hội xuống cấp? Nếu không có những lời khó nghe, thử hỏi bao giờ lại có một kỷ nguyên âm nhạc? Hay là tôi cũng đã mắc phải bệnh cầu toàn rồi nhỉ, cứ muốn “ bao giờ cho tới ngày xưa”?

>> Xem thêm: Đàm Vĩnh Hưng hát tệ sao lại đầy ắp khán giả’

Nguyễn Tuấn Thành

Chia sẻ bài viết của  bạn về nhạc Việt  tại đây .

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi diễn đàn seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot