Comments Off on Né công khai thông tin sau khi hủy niêm yết

Né công khai thông tin sau khi hủy niêm yết

Từ khi không còn niêm yết trên sàn, nhiều doanh nghiệp chậm trễ công bố kết quả kinh doanh, giao dịch cổ phiếu. Có trường hợp doanh nghiệp xin rút khỏi sàn để tránh công khai thông tin.

Sau khi hủy niêm yết toàn bộ 57,7 triệu cổ phiếu THV hồi tháng 6/2013, những thông tin về kết quả kinh doanh hay các giao dịch mua bán cổ phiếu nội bộ của Tập đoàn Thái Hòa (Mã CK: THV) không còn cập nhật trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Nhà đầu tư muốn tìm hiểu về doanh nghiệp đa phần chỉ còn cách truy cập vào website tập đoàn hoặc liên hệ trực tiếp với công ty. Hiện Tập đoàn Thái Hòa chỉ mới cập nhật báo cáo tài chính riêng lên website.

chungkhoan6-NM-6638-1379129842.jpg
Nhà đầu tư hầu như không còn nắm nhiều thông tin doanh nghiệp sau khi hủy niêm yết. Ảnh: Nhật Minh

Theo báo cáo này, 6 tháng đầu năm 2013, Công ty Thái Hòa mẹ lỗ hơn 123 tỷ đồng, doanh thu chỉ gần 880 tỷ đồng. Trước đó, cuối năm 2012, đơn vị này còn gánh lỗ lũy kế hơn 570 tỷ đồng.

Trong khi đó, cũng thuộc diện đã hủy niêm yết, website của Công ty cổ phần Sông Đà 8 (Mã CK: SD8) không còn hoạt động. Suốt nửa năm qua, hầu như không một thông tin nào liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh công ty được cập nhật trên phương tiện thông tin đại chúng. Báo cáo gần nhất của Sông Đà 8 là hợp nhất soát xét 2012 đăng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với khoản lỗ lũy kế gần 41 tỷ đồng, vượt hơn 12 tỷ đồng so với vốn điều lệ thực góp.

Trước khi hủy niêm yết, Sông Đà 8 cũng từng lỗ liên tiếp trong hai năm 2009 và 2010. Tại thời điểm hủy, công ty còn gần 3 triệu cổ phiếu niêm yết trên sàn. Trong website của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, mọi thông tin liên quan đến Sông Đà 8 chỉ dừng lại ở ngày 10/5, thời điểm hủy niêm yết cổ phiếu SD8.

Trường hợp của hai doanh nghiệp trên không phải là hiếm khi đầu năm đến nay, thị trường có tới trên 20 doanh nghiệp hủy niêm yết và con số này vẫn tiếp tục tăng. Thông thường, nếu không còn xuất hiện trên sàn và hai Sở giao dịch, nhà đầu tư vẫn có thể tìm thông tin bằng cách truy cập vào website doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tin tức này đa phần chỉ được công bố theo định kỳ.

Chẳng hạn Công ty Chứng khoán SBS (Mã CK: SBS) sau khi rời sàn, hai cổ đông lớn là cá nhân đã rút vốn và bán lại cho người mới. Nhưng những thông tin này hầu như chỉ nội bộ doanh nghiệp biết và phải tới kỳ công bố báo cáo quản trị, dư luận cùng các nhà đầu tư mới sáng tỏ. Đại diện Chứng khoán SBS khi đó giải thích: “Do cổ phiếu đã bị hủy niêm yết nên thông tin mua bán không cập nhật lên Sở. Sau khi hoàn tất giao dịch, cổ đông mới gửi thông tin để chúng tôi đưa vào báo cáo quản trị 6 tháng”.

Ở một khía cạnh khác, một số công ty lại tính kế tránh công bố thông tin bằng cách xin hủy niêm yết tự nguyện. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (Mã CK: ALP) được xem là ví dụ điển hình khi quyết tâm rời sàn để bảo toàn danh tiếng và các kế hoạch riêng của doanh nghiệp.

Từng trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Tuấn Hải –  Chủ tịch Alphanam cho biết: “Mục tiêu đầu tư của Alphanam trong tương lai là mua lại những doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa, sau đó tái cấu trúc hoạt động. Tuy nhiên, đa phần những doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nên khi mua lại, khoản lỗ gộp trong báo cáo hợp nhất của Alphanam càng lớn. Như vậy, mẫu thuẫn giữa số liệu báo cáo và thực tế rất dễ gây hiểu nhầm đến nhà đầu tư”

>> Xem thêm: Ông chủ Alphanam: ‘Tôi đã hoàn thành sứ mệnh doanh nhân’

Nửa đầu 2013, báo cáo hợp nhất soát xét của Alphanam tiếp tục phản ánh khoản lỗ hơn 100 tỷ đồng, lỗ sau thuế chưa phân phối từ các năm trước gần 140 tỷ đồng. Quyết định hủy niêm yết được đưa ra từ hồi tháng 4 nhưng hiện cổ phiếu ALP vẫn giao dịch tại sàn TP HCM do chưa giải quyết xong các thủ tục cần thiết.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2013, ông Hải cũng từng hy vọng nếu hủy niêm yết, công ty có thể thoải mái hơn trong việc chi trả cổ tức và cổ đông “sống được bằng cổ tức”. Gần 7 năm niêm yết trên thị trường, cổ phiếu ALP đã giảm giá rất mạnh, từ 60.500 đồng trong phiên đầu tiên giao dịch (năm 2007) xuống còn 3.200 đồng vào ngày 13/9 vừa qua. Do vậy, ông Hải từng thẳn thắn chia sẻ với với cổ đông khi xin phép hủy niêm yết: “Nếu được lựa chọn giữa không minh bạch và mất tiền, tôi chọn không minh bạch”.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Hải – Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết, những doanh nghiệp đã rời sàn nhìn chung vẫn là công ty đại chúng, thuộc sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên phải công bố thông tin. Tuy nhiên, mức độ không còn thường xuyên như các doanh nghiệp niêm yết, ông Hải nói.

Dù vậy, ông Hải cũng cho biết thêm một thực trạng là “nhiều công ty đại chúng không niêm yết nhưng vẫn chưa công bố đầy đủ, kịp thời các thông tin theo yêu cầu. Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán lại chưa có biện pháp đủ mạnh để nhắc nhở những doanh nghiệp này”. Nhưng cũng có trường hợp công ty đại chúng không công bố thông tin bị Ủy ban Chứng khoán phạt, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ “phát hiện”, Tổng thư ký VAFI nhấn mạnh.

Theo ông Hải, đối với các trường hợp công ty cố tình giấu diếm thông tin, nếu cổ đông không tố cáo thì rất khó phát hiện. “Vấn đề bây giờ là giám sát hoạt động doanh nghiệp phải có ‘nghìn mắt, nghìn tay’, giống như các nước khác, công tác thanh tra cần được xã hội hóa. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp làm sai, cổ đông, người dân hoặc thậm chí báo giới phát hiện có thể tố giác với Ủy ban Chứng khoán để phạt công ty. Như cách các nước khác làm là họ trích một phần tiền phạt để thưởng lại cho người tố giác, nhằm làm hạn chế tiêu cực”, ông Hải nêu.

Tường Vi

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi webmaster viet nam

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot