0

Những nghề sắp vào dĩ vãng

Tiếng rao “Ai mua lông gà, lông vịt” len lỏi từng con hẻm nhỏ ngày nào giờ dường như mất hút. Cũng không mấy ai còn đeo đuổi nghề bơm hộp quẹt gas, vá dép nhựa… như cách đây mấy mươi năm.

Hơn 50 năm trong nghề lượm ve chai nuôi 7 đứa con nên người, bác Lanh, 67 tuổi ở quận 10 (TP HCM) nhớ lại khoảng thời gian thu gom lông vịt những năm 1990. Giai đoạn đó, bác thường săn lùng mua lông gà, lông vịt vì nó rất có giá do được dùng để làm nguyên liệu dệt vải xuất khẩu qua Nhật.

Cứ mua 100 gram lông vịt ứng với 2.000 đồng thì bác bán lại 5.000 đồng, lời gần gấp đôi. Có ngày “trúng mánh” bán được 20 kg, bác lãi mấy trăm nghìn đồng – đủ nuôi cả nhà trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, để có được số tiền này, bác phải vất vả ngược xuôi khắp các con đường ngỏ hẻm thu mua từ các hộ gia đình, sau đó mang về vắt thật khô rồi phơi nắng và đi bán lại. Quá trình này mất mấy ngày và chỉ tiến hành thuận lợi vào mùa nắng. Do đó, vào mùa mưa, nhà bác vắt đầy lông của gia cầm để chúng mau khô ráo và bán cho các chủ vựa ve chai.

Từ năm 2003 trở đi, việc mua bán lông gà, lông vịt thưa dần và đến nay gần như mất hẳn. Giờ chẳng ai mua gà vịt về tự vặt lông như trước mà đa phần mang ra chợ cho tiểu thương xử lý giúp hoặc chọn mua gà vịt đã làm sẵn. Ngoài ra, nhiều chợ hiện nay không được phép kinh doanh gia cầm sống nên nghề thu mua lông của gia cầm không còn tồn tại. Chưa kể nguyên liệu vải nhập từ các nước hiện khá nhiều, giá rẻ nên lông vịt không còn cần dùng nữa. Hiện tại, bác chỉ mua các loại mủ phế thải, giấy báo, carton… với số tiền kiếm được hàng ngày tầm 100.000 đồng.

Tiếng rao “Ai ve chai, lông gà, lông vịt” giờ chuyển thành “Ai ve chai…”. Một số người tự thu âm lời rao vào máy cassette rồi bật liên tục mỗi khi di chuyển qua khu dân cư khiến nghề thu mua lông gà, lông vịt giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của nhiều thế hệ.

IMG-0025-O-1376287909_500x0.jpg
Nghề thu gom lông gà, lông vịt đã trôi vào dĩ vãng. Ảnh: Phương Nga

Theo thời gian, nghề bơm hộp quẹt gas với giá vài trăm đồng một lần cũng không còn tồn tại và nhiều người đã chuyển sang làm việc khác.

Nằm trên con hẻm nhỏ đường Nghĩa Phát quận Tân Bình, tiệm của anh Linh, 36 tuổi, có 2 tủ đứng dành để trưng bày các loại quẹt gas. Chính người cha với thâm niên hơn 35 năm đã truyền cho anh sự đam mê này. Đến nay, anh có khoảng 18 năm kiếm tiền từ sửa, bơm, tân trang những chiếc hộp quẹt.

Nhớ lại cách đây 10 năm, mỗi lần bơm gas anh lấy của khách 500 đồng một lượt. Thời đó, nhà nào cũng chọn cách bơm gas, thay vì mua mới vì giá rẻ mà lại dùng lâu. Kiếm tiền từ việc sửa, bơm, mua đi và bán lại những chiếc bật lửa, giúp anh có khoản thu nhập khá hơn so với mấy anh chị em trong xóm thời điểm đó. Nhưng hiện tại, tình hình đã khác hẳn.

Giờ đây không ai còn muốn bơm quẹt gas vì người mua chỉ bỏ ra 2.000 đồng là có ngay chiếc bật lửa mới. Trong khi đó, chi phí đầu vào cao nên mỗi lần bơm phải tính tới 4.000 đồng mới có lời. Chính vì vậy nên nhiều năm nay rất hiếm người có nhu cầu bơm gas.

Nếu đơn thuần bơm quẹt gas như trước thì không thể đủ sống và nuôi được vợ con, do đó anh Linh phải xoay xở tìm nguồn thu nhập khác, nhưng vẫn không tách khỏi cái nghề bật lửa trót là cái nghiệp. Do có “máu” khoái sưu tầm bật lửa zippo nên anh Linh hiện sở hữu bộ sưu tập trị giá khoảng 100 triệu đồng, vừa thỏa niềm đam mê vừa để trao đổi mua bán với những ai có nhu cầu. Ngoài ra, anh còn nhận đặt giúp cho khách hàng mua loại hộp quẹt “độc” không đụng hàng từ bên Mỹ, với giá dao động từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng một chiếc.

Lượng khách cửa hàng anh chủ yếu là các mối quen từ 5 đến 10 năm trước đây. Những người đến tiệm của anh thường để trao đổi, chia sẻ trào lưu chơi bật lửa hay những khách vãng lai nhờ sửa những chiếc có giá trị khi nó không thể hoạt động. Anh nói: “Thường những vị khách già tầm 60-70 tuổi nhờ thay gas cho hộp quẹt đã sờn cũ. Họ xem chiếc bật lửa là kỷ vật gắn bó cả niềm vui và nỗi buồn suốt mấy chục năm”.

Cũng gắn với công việc từ khi nó ở thời hoàng kim tới lúc thoái trào, anh Tâm, 40 tuổi ở quận Gò Vấp, có thâm niên 12 năm với nghề sửa và may giày dép.

Cách đây 10 năm, khách hàng thường nhờ anh sửa những đôi dép bị bong keo, hoặc khâu những đôi dép nhựa bị đứt, với mức giá dao động khoảng 10.000 – 20.000 đồng.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại dép, giá rẻ từ 7.000 đến 15.000 đồng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn nên họ có thể dùng cho đến khi bị đứt quai dép rồi sẵn sàng mua đôi mới, chứ không ai mang đi may lại. Nhiều nơi bán giày dép hiện nay bảo hành miễn phí mỗi khi sản phẩm của mình bị bong tróc hay hư hỏng gì nên những người chuyên sống bằng nghề này phải tìm công việc khác.

Ngoài ra, mọi người thời nay đặt nặng tính thẩm mỹ nên các đường khâu đòi hỏi khéo léo, tinh tế hơn và thường là những vết đứt nhỏ, chứ không to như xưa nên nguồn thu cũng giảm hẳn.

Để có thể sống được với nghề, anh Tâm phải linh hoạt thay đổi. Anh tự làm giày dựa trên các mẫu cataloge của nước ngoài, song song đó là nhận sửa giày, dép theo yêu cầu – nhưng đây chỉ là công việc thứ yếu. Nếu dán giày, tùy thuộc loại giày xịn đến mức nào, giá dao động khoảng 40.000 – 100.000 đồng, sửa, may dép giá 40.000 đồng.

Anh cho biết số tiền kiếm được chỉ tạm đủ vì đa số khách chỉ quanh quẩn khu vực chợ nhỏ, nơi anh mở tiệm từ đó đến giờ. Anh nói: “Nếu chỉ chuyên sửa dép, có lẽ tôi không thể trụ nổi với nghề. Hiện tại, chủ yếu khách hàng nhờ dán lại giày cho chắc chắn, chứ hầu như không còn ai đến để khâu lại dép nhựa bị đứt quai”.

Thanh Thanh

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi diễn đàn seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Leave a Reply

You must be Logged in to post comment.

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot