Comments Off on Nợ xấu ngân hàng vẫn phình to trong quý II

Nợ xấu ngân hàng vẫn phình to trong quý II

Trong 10 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý, có những trường hợp nợ xấu chiếm 5-9% tổng dư nợ tín dụng. Có đại gia quốc doanh một mình “cõng” gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu.

Đến 30/6, hầu hết nợ xấu tại 10 ngân hàng đã công bố đều tăng mạnh so với đầu năm cũng như quý I.

no-xau-cac-quy-10-NHTM-1377073721.jpg
Nợ xấu của phần lớn các ngân hàng tăng dần qua các quý. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I, II.

Nếu tính về tỷ lệ, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), Nam Việt (Navibank) và Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là 3 “quán quân”. Với SHB, ngân hàng nợ xấu cao nhất (9%), tỷ lệ này không có nhiều đột biến do đầu năm nay, nợ xấu của nhà băng cũng trên 8% sau khi nhận sáp nhập Habubank với những khoản nợ từ các doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Khác với SHB, Navibank và Techcombank đều tăng gấp đôi nợ xấu. So với đầu năm, nợ xấu của Navibank tăng từ 3,87% lên 6% còn Techcombank cũng tăng từ 2,67% lên 5,2%. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu, dễ nhận thấy nợ nhóm 5 – có khả năng mất vốn – của 3 ngân hàng này khá lớn. Riêng SHB và Navibank, khoản nợ này chiếm khoảng 60% (xem biểu đồ). 

No-xau-SHB-NVB-TCB-1377052801.jpg
Nợ có khả năng mất vốn của 3 ngân hàng đều khá lớn. 

Lý giải với VnExpress.net, lãnh đạo các SHB và Techcombank đều cho rằng, nợ xấu tăng cao phần lớn do khả năng trả nợ của các khách hàng ngày một kém đi khi kinh tế tiếp tục suy thoái, cầu tiêu dùng yếu. Một lãnh đạo cấp cao của SHB giải thích thêm, nợ xấu cao do ngân hàng phải chuyển nhóm nợ xấu của nhiều khoản cho vay đồng tài trợ cùng các ngân hàng khác do Habubank đảm nhiệm trước kia. Ngoài ra, việc chuyển nhóm một số khoản nợ của Vinashin cũng khiến nợ xấu tăng. Lãnh đạo Techcombank thì cho rằng thực tế này phản ánh tình hình khó khăn của cả hệ thống cũng như nền kinh tế. Riêng Navibank, một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này từ chối đưa ra lời giải thích chi tiết nhưng cũng thừa nhận, phần lớn do những nguyên nhân khách quan.

ngan-hang-12-aq500-1377073721.jpg
Nợ xấu của hầu hết ngân hàng đều tăng vọt, không ít nhà băng lớn có nợ xấu ngấp nghé 3%. Ảnh: Anh Quân. 

Trên thực tế, đây cũng là tình cảnh của hầu hết các nhà băng trong cùng hệ thống và hầu hết nợ có khả năng mất vốn đều hàng nghìn tỷ đồng. So với đầu năm 2013, nợ xấu của Ngân hàng Quân đội tăng từ 1,86% lên 2,44%; Sacombank cũng tăng từ 2% lên 2,5%. Riêng ACB, nợ xấu tăng từ 2,5% lên 2,98% – sát mốc 3% theo quy định.

Trong số 10 ngân hàng vừa công bố báo cáo tài chính quý II, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang phải “cõng” khối lượng nợ xấu lớn nhất – nếu tính về giá trị tuyệt đối. Sau 6 tháng đầu năm, tổng nợ xấu mà nhà băng này đang “ôm” lên tới 9.400 tỷ đồng, chiếm 2,78% tổng dư nợ. Nợ xấu của Vietinbank và Vietcombank cũng trên dưới 7.000 tỷ.

3 ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietcombank, Vietinbank) đang giữ tới 55% của “miếng bánh” nợ xấu trong số 10 ngân hàng này (Xem biểu đồ). Bình luận về thực tế trên, giám đốc một ngân hàng cổ phần cho rằng không quá bất ngờ bởi các nhà băng quy mô càng lớn thì nợ xấu càng cao. “Hơn nữa, họ cũng phải cho vay nhiều khách hàng lớn là những doanh nghiệp Nhà nước nên dư nợ cao là không tránh khỏi”.

noxau-pie-quyII-2013-1377052801.jpg
Tổng nợ xấu của BIDV, Vietinbank, Vietcombank đến hết tháng 6 là hơn 23.000 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, theo một chuyên gia tài chính, việc các “ông lớn” quốc doanh báo nợ xấu gần chục tỷ đồng như vậy là một “chỉ báo rất xấu cho nền kinh tế” bởi nợ xấu không chỉ phản ánh khó khăn của ngân hàng mà còn cho thấy năng lực trả nợ của các doanh nghiệp quá yếu và kinh tế đang ngày một đi xuống.

Theo đánh giá của một chuyên gia kiểm toán ngân hàng, so với cuối năm 2012, những con số nợ xấu được các ngân hàng công bố trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên có vẻ “táo bạo” hơn. “Nguyên nhân là họ không có áp lực gò nợ xấu xuống thấp và phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thời điểm cuối năm ngoái”, vị này nhận định. Thời điểm đó, Thống đốc nhiều lần ra mệnh lệnh, cấm các ngân hàng trả cổ tức nếu không trích lập dự phòng đủ để xử lý nợ xấu. Tuyên bố này khiến lợi nhuận của nhiều đơn vị giảm đáng kể khi phải dùng nguồn dự phòng dọn bớt nợ xấu. 

Hơn nữa, mới đi qua nửa năm tài chính, kết quả lợi nhuận chưa thực sự rõ ràng nên Hội đồng quản trị cũng không đủ cơ sở để tính toán và mạnh dạn tăng trích lập dự phòng. “Đến cuối năm, nếu tình hình tiếp tục tồi tệ, họ có thể xin ý kiến cổ đông thể trích lập dự phòng rủi ro cao hơn để xóa bớt nợ xấu và có thể tỷ lệ nợ sẽ không vọt gần 10% như thế”, ông nói.

Theo quy định, các ngân hàng có nợ xấu trên 3% đều phải bán nợ cho Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay gần như chưa có khoản nợ nào được chuyển nhượng sang VAMC do các bên vẫn còn nghe ngóng cụ thể cơ chế mua bán nợ từ Ngân hàng Nhà nước. Thông tư hướng dẫn về cơ chế này đến nay vẫn chưa được ban hành và vẫn ở dạng “dự thảo”. 

Thanh Thanh Lan

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng webmaster

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot