Trong khi Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc cho biết nợ xấu cuối quý II là 540 tỷ USD, giới phân tích quốc tế cho rằng con số này phải lên tới 900 tỷ NDT (147 tỷ USD).
Theo Citigroup, tỷ lệ nợ xấu tại Trung Quốc có thể sẽ tồi tệ hơn nếu các khoản vay ngoại bảng được tính vào, như sản phẩm quản lý tài sản và trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, China Citic Bank và China Minsheng Banking Corp là 2 nhà băng có nhiều tài sản rủi ro loại này nhất, do các khoản vay ngoại bảng tương đương 30% – 40% tài sản.
Tuần trước, Ngân hàng China Merchants thông báo đã được Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc chấp thuận cho phát hành 680 triệu cổ phiếu tại Hong Kong để huy động 35 tỷ NDT. Các ngân hàng nước này đang tăng cường hút vốn do nhà điều hành thắt chặt và kiềm chế việc sử dụng tiền huy động ngắn hạn, SMCP cho biết.
China Minsheng Banking có khoản vay ngoại bảng chiếm tới 30% – 40% tài sản. Bloomberg |
“Phần lớn các khoản vay quá hạn thực ra đều là nợ xấu. Chỉ là vấn đề về tính toán mà thôi. Tình hình đang rất nghiêm trọng và các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng”, Jin Lin – nhà phân tích tại Công ty chứng khoán Orient cho biết.
Ông ước tính các ngân hàng Trung Quốc hiện có khoảng 900 tỷ NDT (147 tỷ USD) nợ xấu. Trong khi đó, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc tuần trước cho biết con số này vào khoảng 540 tỷ NDT cuối tháng 6.
“Rủi ro khủng hoảng nợ xấu vẫn còn. Tăng trưởng GDP tại Trung Quốc đang chậm lại và chất lượng tài sản giảm sút. Điều này đồng nghĩa với rủi ro nợ xấu đang tăng lên”, Jonathan Cornish từ hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings cho biết.
Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng UBS cũng nhận định các sản phẩm quản lý tài sản và rủi ro khác về bảng cân đối kế toán có thể tăng tỷ lệ nợ xấu tại Trung Quốc lên 4,3% năm 2015, từ mức dự báo 1,5% cuối năm nay. Việc này sẽ khiến các ngân hàng đang niêm yết tại Hong Kong cần bổ sung thêm 300 tỷ NDT vốn.
Theo giới chức Trung Quốc, đến cuối tháng 3, nợ xấu các ngân hàng nước nảy đã tăng thêm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nợ xấu tại các ngân hàng lớn tăng 8,2% và ngân hàng cổ phần tăng tới 47,4%.
Một chuyên gia phân tích tại Bắc Kinh cho biết: “Số liệu của Trung Quốc đã đánh giá thấp tính nghiêm trọng của nợ xấu. Một khi vỡ nợ xảy ra, hệ thống sẽ tổn thất rất lớn. Và việc này là rất có khả năng do tình trạng nợ nần tại các chính quyền địa phương. Các ngân hàng sẽ phải tìm đến thị trường vốn. Tôi cho rằng việc huy động vốn ồ ạt sẽ xảy ra trong 2 – 3 năm tới”.
Thùy Linh
Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net
Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi webmaster viet nam