Comments Off on ‘Phải ra điều kiện chi tiêu cho Chính phủ’

‘Phải ra điều kiện chi tiêu cho Chính phủ’

Trước nguy cơ vỡ kế hoạch bội chi ngay trong năm nay, các chuyên gia nhìn nhận việc nới trần là không thể tránh nhưng Quốc hội vẫn cần ra điều kiện để Chính phủ tăng kỷ luật ngân sách.

Sau nhiều lần cân đong đo đếm thu chi, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội lần này, Chính phủ lần đầu tiên thừa nhận không thể thực hiện kế hoạch giữ bội chi dưới 4,8% GDP được giao trước đó. Theo báo cáo, con số có thể lên tới 5,3%. 

Trước thềm kỳ họp Chính phủ đã đưa thông điệp xin ý kiến Quốc hội nới trần bội chi năm 2014 để kích hơn nữa việc phát triển đầu tư công – một trong những giải pháp vực dậy nền kinh tế hiện nay. Còn trước đó, các thông tin phát đi từ cơ quan điều hành không hề đề cập tới việc chi tiêu ngay trong năm 2013 đã vượt kế hoạch. Ở cuộc họp báo thường kỳ gần đây nhất của Bộ Tài chính hôm 10/10, trong thông cáo báo chí phát đi cơ quan này không nhắc tới số liệu tổng chi ngân sách sau 9 tháng cho tới khi báo chí đề nghị “thông tin thêm”. Thừa nhận năm 2013 hụt thu nhưng lãnh đạo cơ quan này vẫn từ chối cung cấp con số hụt thu dự tính cụ thể của ngân sách.

QH-bam-nut-TTXVN-9571-1382495789.jpg

Chuyên gia cho rằng Quốc hội cần ra điều kiện với Chính phủ trước khi cho phép nâng bội chi.  Ảnh: TTXVN

Trao đổi với VnExpress.net, không ít chuyên gia chia sẻ với khó khăn trong chi tiêu của Chính phủ bởi nguyên nhân chính là thu ngân sách không đạt như mọi năm. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ, ngân sách cả năm 2013 ước hụt thu khoảng 59.430 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 còn hụt thu ở mức cao hơn nữa. 

Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist, tổng nợ công Việt Nam hiện đã đạt 76,7 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm ngoái. Tính bình quân, mỗi người dân Việt đang gánh khoản nợ 851,70 USD, chiếm 48,6% GDP. Với số liệu này, nợ công Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình.

Sang năm 2014, nợ công Việt Nam được dự đoán tăng với tốc độ chậm nhất kể từ 2012 với 10,5%. Tổng nợ được nâng lên 84,8 tỷ USD. Nợ trên đầu người cũng lên 935,48 USD. Tuy vậy, tính trên GDP, nợ công chỉ còn chiếm 47,3%.

Thùy Linh

Ngay đến các tập đoàn, doanh nghiệp lớn là đầu tàu đóng góp nguồn thu cho ngân sách từ đầu năm đến nay cũng đua nhau nộp đơn xin miễn, giảm và khất nộp thuế. Bên cạnh thu không đủ kế hoạch, các khoản chi lại tăng lên, GDP năm nay cũng thấp hơn kế hoạch, những điều này càng khiến tỷ lệ bội chi trên GDP thêm doãng rộng.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn nhìn nhận bội chi vượt “khung” một lần nữa cho thấy kỷ luật tài chính ngân sách của Việt Nam còn lỏng lẻo. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan dẫn chứng: “Như năm 2012 đã phát hiện nhiều dự án chưa được phê chuẩn nhưng vẫn đầu tư, năm nào cũng có những con số chi tiêu vượt định mức. Rồi Kiểm Toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ vẫn phát hiện ra hàng loạt các khoản chi sai quy định”. 

Ông Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) – nói thêm có nhiều khoản chi năm nay đã ứng trước ngân sách của các năm sau. “Nhiều đại biểu Quốc hội đi các tỉnh cũng nói có công trình nọ, công trình kia được dùng trước ngân sách của năm sau”, ông Doanh nói. Do đó, theo ông, qua chuyện bội chi vỡ kế hoạch, cần xem xét lại nghiêm túc tình hình quản lý ngân sách của cả Chính phủ lẫn Quốc hội. “Nếu chấp thuận nới trần thì Quốc hội cần có điều kiện cụ thể, tránh việc thông qua xong nhưng đến khi thực thi, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Theo tính toán của Chính phủ, tăng bội chi thêm một điểm phần trăm sẽ có thêm 40.000 tỷ đồng chi từ ngân sách. Như vậy, nếu tăng 4,8% lên 5,3%, Chính phủ được quyền lạm chi thêm khoảng 20.000 tỷ đồng. Một chuyên gia từng là Viện trưởng một viện nghiên cứu kinh tế có uy tín thẳng thắn cho rằng, Quốc hội nhiều khả năng sẽ thông qua ý kiến của Chính phủ vì không có cách nào khác. Nhưng ông cho biết, số tiền này phải dứt khoát không được dùng để chi tiêu thường xuyên mà dành một phần trả nợ đọng xây dựng cơ bản, một phần để thực hiện nốt dự án trọng điểm quốc gia còn dang dở.

Trao đổi với VnExpress tại hành lang Quốc hội đầu tuần này, một đại biểu chuyên trách cũng cho rằng Quốc hội chỉ nên thông qua khi Chính phủ có giải trình rõ ràng về những hạng mục cần chi.

Trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa rồi, Tiến sĩ Vũ Sỹ Cường – Học viện Tài chính – cũng nêu rõ, kỷ luật tài khóa trong chi tiêu công chưa được tôn trọng và khu vực thường xuyên vượt dự toán lại chính là hành chính công – lĩnh vực đang có chủ trương cải cách mạnh mẽ nhất hiện nay. Để tăng tính kỷ luật tài khóa, theo vị chuyên gia này nên thay đổi các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách thành các luật ngân sách hàng năm. “Điều này cho phép tăng cường tính kỷ luật ngân sách và hạn chế tính trạng chi chuyển nguồn như hiện nay”, ông giải thích.

Trao đổi trước thềm họp Quốc hội, Tiến sĩ Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM – khẳng định kỳ này các đại biểu sẽ làm chặt vấn đề kỷ cương trong ngân sách. Theo ông, Quốc hội cũng nên đưa ra điều kiện với Chính phủ nếu đồng ý tăng trần bội chi. “Chính phủ cần cân nhắc nguyên tắc của kinh tế là chi phí cơ hội. Một đồng tiền, làm gì trước mà có lợi thì nên làm chứ không phải vì đã duyệt dự án rồi, dù không có hiệu quả ngay nhưng vẫn cố làm”, ông Lịch nói.

Chiều nay (23/10), Quốc hội sẽ lắng nghe tờ trình của Chính phủ, thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách về dự toán ngân sách năm 2013 cũng như phương án phân bổ cho năm 2014 và phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.

Thanh Thanh Lan 

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi lập trình web

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot