Là hãng tư nhất duy nhất còn ‘sót lại’ trên thị trường nội địa, Vietjet Air không chỉ làm ăn có lãi mà chuẩn bị đón nhận hành khách thứ 3 triệu. Bất cập trong cơ chế, chính sách được tháo gỡ, cùng với xu hướng tiếp nhận cái mới của người tiêu dùng đã tạo cơ hội cho hàng không tư nhân phát triển.
Hàng trăm câu hỏi từ độc giải VnExpress được chuyển tới cho ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành của Hãng hàng không VietJet Air trong buổi phỏng vấn trực tuyến “Kinh doanh hàng không ở VN” sáng 12/9. Đa số các ý kiến ủng hộ VietJet Air đã mang tới cho người tiêu dùng Việt phong cách phục vụ mới lạ, trẻ trung, đồng thời chia vui với hãng đã đạt được khoản lợi nhuận bước đầu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.
– Chào ông Khánh, tôi có đọc được một tin trên một trang tin tiếng Anh, thấy ông có tham gia phục vụ hành khách của một chuyến bay VietjetAir. Liệu đây có phải là một hình thức làm PR của VietjetAir hay hôm đó chuyến bay thiếu tiếp viên? (Nguyen Minh Binh, 25 tuổi, Dong Da Ha Noi)
– Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet Air: Nếu là PR thì tôi đã đưa thông tin hình ảnh cho báo chí từ hôm đó chứ đâu để đến bây giờ độc giả hỏi thì mới trả lời. Đó là chuyến bay từ TP HCM ra Đà Nẵng giữa cơn bão Jebi ngày 3/8. Hôm đó các hãng hàng không hủy rất nhiều chuyến bay. Vào lúc thời tiết lặng gió, tôi quyết định cho bay. Hành khách lo lắng chuyến bay không hạ cánh được vì bão. Tôi đã trực tiếp làm tiếp viên phục vụ ăn uống, tặng quà lưu niệm, mong hành khách quên đi cơn bão. Máy bay của chúng tôi đã hạ cánh được xuống sân bay Đã Nẵng trong tiếng vỗ tay của 180 hành khách.
Nhìn ra ngoài cửa sổ, máy bay của các hãng hàng không trong, ngoài nước còn đậu ngổn ngang tránh bão, tôi và phi hành đoàn cảm thấy thật sự hạnh phúc trong giây phút ấy. Không có gì có thể thay thế sự chân thành với hành khách của mình để mang lại những chuyến bay hạnh phúc, vui vẻ. Tinh thần của tất cả nhân viên Vietjet Air là phục vụ hành khách tận tụy và chân thành.
Ông Lưu Đức Khánh |
– Được biết VietJet đang bán vé khuyến mại giá 3.000 đồng một vé. Vậy ông cho biết làm thễ nào để mua được vé giá này? Mà có ai mua được thật hay chỉ là chiêu nhằm quảng cáo của hãng? (Phạm Thị Yến, 50 tuổi, Xuân La, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Chuẩn bị chào đón hành khách thứ 3 triệu, chúng tôi đang triển khai chương trình vé khuyến mãi với giá vẻ siêu rẻ giá từ 3.000 đồng được bán trong vòng 30 ngày từ 21/8 đến ngày 19/9. Đúng là trước đây nhiều đợt khuyến mãi 0 đồng, 10 đồng của chúng tôi chỉ diễn ra trong vòng 3 giờ, lượng truy cập nhiều và thỉnh thoảng làm chậm, nghẽn mạng nhưng nhiều đợt khuyến mãi 99.000 đồng, 199.000 thì truy cập khá dễ dàng. Đợt khuyến mãi 3.000 đồng này chúng tôi vẫn còn hàng trăm nghìn vé đang chờ các bạn. Bạn có thể vào mạng Vietjet ngay từ lúc này để mua.
Đến giờ này chúng tôi đã bán được khoảng trên 170.000 vé khuyến mãi trong đợt 3.000 đồng này. Bạn có thể vào Facebook của chúng tôi thì sẽ thấy có rất hành khách đã mua thành công và up ảnh lên “khoe” với mọi người. Có những gia đình mua được vé khuyến mãi cho cả nhà với số lượng trên 10 vé.
– Tỷ lệ chậm hủy chuyến của Vietjet Air vào khoảng bao nhiêu? Và như thế nào so với thế giới? (Ngọc Khánh, 30 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Hàng không Việt Nam mà bất kỳ hãng bay thuộc quốc gia nào trên thế giới cũng có thể bị chậm, huỷ chuyến. Nghiên cứu của Viện Hàng không Mỹ (American Aviation Institute – AAI), cho thấy, tỷ lệ chậm huỷ chuyến cũng thường xuyên xảy ra ở một số hãng. Ví dụ, năm 2010, tỷ lệ bay đúng giờ của Comair là 73%, JETBLUE 75,7%; Delta 77,4%, Skywest 79%, American Airlines 79,6%, US Airway 83%… Trung bình, 19 hãng hàng không Mỹ chỉ đạt 79,8% về tỷ lệ bay đúng giờ. Còn Vietjet tháng 8 vừa qua tỷ lệ đúng giờ chúng tôi là 94%, các chuyến bay bị huỷ là 1%
– Ông đánh giá như thế nào về thị trường hàng không trong thời gian tới? (Mạnh Nghĩa, 41 tuổi, TP HCM)
– Ông Lưu Đức Khánh: Cảm ơn bạn đã tham gia chương trình. Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam đi lại bằng máy bay mới đạt mức chưa tới 2%, còn rất thấp. Việt Nam là đất nước có những tiềm năng thu hút du lịch và đầu tư, kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng đều hàng năm. Từ những yếu tố này, có thể dự báo là thị trưởng về trung và dài hạn là còn nhiều cơ hội tăng trưởng. Đây cũng là cơ hội phát triển của ngành hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm “mở cửa bầu trời” đang đến gần, nếu các hãng hàng không Việt không có sự chuẩn bị thì khả năng sẽ kém cạnh tranh so với các hãng nước ngoài, và có thể mất thị phần.
– Dịch vụ của VietJet Air khác gì so với các dịch vụ hàng không truyền thống? Sao ông gọi là hàng không thế hệ mới? (Phan Mộng Long, Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên)
– Ông Lưu Đức Khánh: Trước hết, chúng tôi không phục vụ hạng ghế thương gia, nhưng có phòng chờ dành cho khách thương gia. Chúng tôi cho khách hàng nhiều lựa cọn hơn, nhiều nụ cười hơn trên những chuyến bay. Bạn có thể trải nghiệm từ việc lựa chọn chỗ ngồi, chọn món ăn, chọn dịch vụ ưu tiên “bạn là số một”, phòng chờ riêng rộng thoáng, quà lưu niệm trên các chuyến bay và trải nghiệm các sự kiện vui nhộn trên các chuyến bay.
Chúng tôi muốn là một món ăn nhanh như KFC, McDonald’s giúp hành khách đủ no, ngon miệng, khẩn trương và vui vẻ. Chúng tôi không phải là các nhà hàng xa xỉ nhưng sẽ làm hành khách no lòng trong không gian hiện tại.
Ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc Điều hành Vietjet Air |
– Là hãng hàng không tư nhân duy nhất của VN ở thời điểm này, bản thân hãng gặp trở ngại gì? Chiến lược của hãng trong thời gian tới là gì? (Thảo Vân, 43 tuổi, TP HCM)
– Ông Lưu Đức Khánh: Chúng ta mở cửa cho hàng không tư nhân chưa lâu, đương nhiên sẽ không tránh khỏi những bất cập của cơ chế cũ đã tồn tại nhiều chục năm nay ở các khâu quản lý, vận hành, ở các tổ chức và con người tham gia vào quản lý, khai thác. Nhưng một điều rất đáng mừng là chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giao thông Vận tải rất quyết liệt trong việc đổi mới phương thức quản lý, nâng cấp hệ thống hạ tầng và dịch vụ… Tình hình đang chuyến biến rất nhanh và tích cực.
Với những diễn biến này, tôi có cơ sở để tin rằng ngành hàng không Việt Nam sẽ có những đột phát, sẽ không tụt hậu so với thế giới; các hãng hàng không sẽ tiến tới kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận.
Cảm ơn bạn đã tham gia chương trình!
– Tại sao nhiều lúc thời tiết rõ ràng là tốt mà hãng lại thông báo chậm giờ bay vì “lý do thời tiết”? (Viet Nguyen, 34 tuổi, Hanoi)
– Ông Lưu Đức Khánh: Điều này cũng xảy ra với tất cả các hãng hàng không khác trên thế giới. Nhiều khi thời tiết xấu ở sân bay khác ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt chuyến bay khác trong ngày.
– Khi xảy ra tình trạng chậm hủy chuyến, hàng không có các chính sách bồi hoàn như thế nào đối với hành khách? (Hoàng Anh, 34 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Chính sách này quy định rất rõ trong Điều lệ vận chuyển của chúng tôi. VietJet tuân thủ các chuẩn mực của IATA và được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn. Do thời gian có hạn nên tôi không thể đọc tất cả các quy định ở đây. Xin mời bạn vào Website của chúng tôi để biết thêm chi tiết.
– Là hãng hàng không tư nhân duy nhất của VN ở thời điểm này, bản thân hãng gặp trở ngại gì? Chiến lược của hãng trong thời gian tới là gì? (Bích Ngọc, 25 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Trở ngại lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ví dụ như chúng tôi muốn tăng chuyến bay đến Hải Phòng, nhưng sân bay chỉ có thể chứa tối đa cùng một lúc 3 tàu bay, và ngày hôm nay đang sửa một chỗ đậu, cho nên chỉ còn có hai chỗ.
Một thách thức nữa đối với chúng tôi là vấn đề về nhân sự trong ngành hàng không. Hiện giờ chúng tôi đang phải thuê các kỹ sư có kinh nghiệm từ nước ngoài, nên chi phí giá thành cao hơn nhiều. Cũng chưa có nhiều phi công người Việt Nam nên hầu như phi công của chúng tôi đều phải thuê từ nước ngoài.
Chiến lược sắp tới của chúng tôi là phát triển kinh doanh nội địa và mở rộng ra quốc tế.
Ông Lưu Đức Khánh |
– Ngoài các đường bay đã công bố, sắp tới hãng sẽ mở đi đâu tiếp? (Nguyễn Cửu Thanh Uyên, 30 tuổi, Mỹ)
– Ông Lưu Đức Khánh: Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chương trình. Sắp tới chúng tôi sẽ mở 4 đường bay mới là TP HCM – Quy Nhơn, Hà Nội – Buôn Mê Thuột, Hà Nội – Huế và mở lại TP HCM – Huế. Trong quý 4 chúng tôi cũng sẽ mở đường bay mới tới Hàn Quốc (Hà Nội – Incheon) và cân nhắc đường bay TP HCM – Singapore và TP HCM – Taipei.
– Chào ông Khánh. Tôi cũng hay đi công tác và lựa chọn phương tiện hàng không giá rẻ Vietjet Air tôi thấy tương đối hài lòng. Chỉ có điều tôi thấy chưa được đó là cách điều hành của tiếp viên ở một số chuyến bay còn máy móc, chưa biết cách sắp xếp hành khách lên xuống hợp lý nên còn để lộn xộn trên máy bay. Xin hỏi ông, vì là hãng hàng không giá rẻ nên chất lượng dịch vụ như vậy, và tiền nào của ấy? Để hãng hàng không Vietjet Air chiếm được lòng tin của hành khách thì cá nhân ông và lãnh đạo tập đoàn đã có những quyết sách gì trong thời gian tới. Nói thật, tuy chưa hài lòng về 1 số vấn đề về Vietjet Air nhưng tôi vẫn tin tưởng và lựa chọn hãng khi đi công tác, đi du lịch. Chúc ông và hãng luôn luôn phát triển và sát cánh cùng người Việt. (Thân, 35 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến đóng góp cho chúng tôi. Xin trao đổi với bạn là: Hoàn toàn không có sự liên quan giữa giá rẻ và chất lượng dịch vụ thấp. Tiêu chí của Vietjet Air luôn luôn là an toàn – vui vẻ – giá rẻ – đúng giờ. Đội bay của chúng tôi được coi là một trong những đội bay trẻ nhất châu Á và trên thế giới. Với những tiện nghi hiện đại và tiên tiến nhất.
Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của các bạn. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác tư vấn hàng đầu thế giới để nâng cao hơn nữa dịch vụ khách hàng và hy vọng rằng bạn sẽ vẫn tiếp tục là khách hàng thân thiết và mong bạn hài lòng trong các chuyến bay tiếp theo.
– Tôi nghe nhiều về các dịch vụ mới của VietJet mà chưa rõ cụ thể là gì? Ông có thể nói rõ? (Phương Thảo, 30 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh:
Vé máy bay là sản phẩm chính. Hành khách được chúng tôi chuyên chở trên máy bay mới, hiện đại, ghế ngồi đặc biệt bằng da thật, sản xuất tại Châu Âu đắt tiền và sang trọng nhất hiện nay.
Chúng tôi cung cấp đồ ăn trên máy bay với nhiều lựa chọn: 9 món ăn nóng từ cơm, mì, miến đến bánh cuốn, bánh chưng và cả những món cho khách nước ngoài như sandwich, spaghetti; với nhiều lựa chọn snack, nước uống. Thông thường các hãng hàng không chỉ cung cấp 2, 3 món ăn nóng. Bên cạnh đó là những món quà lưu niệm của hãng dành cho khách hàng của mình. Giá bán đồ ăn và quà lưu niệm ở mức cân đối chi phí, chúng tôi không đặt ra mục tiêu lợi nhuận từ việc bán hàng này trên máy bay.
Chúng tôi có đủ các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn: mua trước đồ ăn, chọn chỗ ngồi trên máy bay, ưu tiên ra máy bay, phòng chờ thương gia tại các sân bay. Các dịch vụ đầy đủ, toàn diện dành cho khách hàng như tổng đài 19001886, hệ thống dịch vụ nhắn tim SMS đều hoạt động 24/7, kios check-in, web check-in, mua vé trên điện thoại Smartphone.
– Hiện nay chúng tôi thấy có những tình huống mất đồ quý trong hành lý ký gửi và thất lạc hành lý. Ông có thông tin gì cho hành khách chúng tôi? (Lan Phuong, HCM)
– Ông Lưu Đức Khánh: Rất tiếc việc mất đồ quý và thất lạc hành lý là một thực tế mà tất cả các hãng hàng không và nhiều khách hàng đang gặp phải gây nhiều bức xúc. Tình trạng này cũng là thực tế của ngành hàng không trên thế giới. Hàng năm có khoảng 26 triệu hành lý bị thất lạc. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phục vụ mặt đất của các nhà ga sân bay. Tại Viejet Air, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở hành khách không để đồ vật quý trong hành lý ký gửi. Khi tình huống thất lạc hành lý xảy ra, chúng tôi thường khẩn trương ứng tiền của hãng đền bù cho khách hàng trong khi chưa giải quyết được gì với sân bay. Ở các nước, thủ tục này ké dài nhiều tháng chứ không nhanh chóng như chúng tôi đang thực hiện.
– Gần đây, báo chí lên tiếng về tình trạng chậm và hủy chuyến bay của VietJet Air, ông có ý kiến thế nào về việc này? (Nga Thu, 30 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh:
Có vẻ Vietjet Air được đông đảo hành khách quan tâm chú ý nên bất cứ sự cố thông thường nào cũng có thể trờ thanh “sự kiện”. Tôi khẳng định tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của VietJet Air không thua kém bất cứ hãng hàng không nào trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tỷ lệ chuyến bay phải hủy của chúng tôi hiện nay cũng thấp nhất thế giới. Tổng kết tháng 8, tỷ lệ bay đúng giờ của chúng tôi đạt 94%.
Đơn cử chúng tôi thực hiện cả nghìn chuyến bay an toàn tới Đà Nẵng nhưng khi một chuyến duy nhất phải hủy cũng vì quy định an toàn cho hành khách và cũng là tình trạng khách quan của bất cứ hãng hàng không nào thì báo chí đã lên tiếng. Có chuyến bay đêm, máy bay cất cánh và phải quay lại sân bay vì lý do kỹ thuật, hành khách ngủ ngon trên máy bay, được phục vụ ăn sáng chu đáo tại nhà hàng sân bay với thực đơn mỳ xào bò, mỳ xào tôm thì sau đó có khách lại lên báo “tố” là bị vạ vật ở sân bay và chỉ được ăn nửa gói mỳ tôm. Trong khi đó nhân viên của chúng tôi thức trắng đêm để khắc phục sự cố để đưa khách hàng “về nhà” nhanhh nhất.
Việc chậm chuyến khách quan là tình trạng chung của các hãng hàng không trên thế giới. Mặc dù tỉ lệ bay đúng giờ của chúng tôi đang được kiểm soát tốt nhưng khách hàng còn lên tiếng nghĩa là còn dành nhiều quan tâm cho hãng, đặt nhiều kỳ vọng ở VietJet Air. Tôn trọng quyền của các “thượng đế”, chúng tôi đã chọn cách im lặng, không lên tiếng phản bác mà động viên CBNV nỗ lực hơn nữa để làm hài lòng hành khách của mình bằng thái độ chân thành và các kết quả cụ thể.
Ông Lưu Đức Khánh |
– VietJet Air tạo thêm cơ hội cho những người chưa từng đi máy bay. Vậy những hành khách này liệu có làm ảnh hưởng tới các quy định an toàn và văn hóa đi máy bay? Có làm chuyến bay trở nên xô bồ? (Minh Thảo, 32 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Ồ, trái lại hoàn toàn. Theo khảo sát của chúng tôi những người lần đầu đi máy bay thường chuẩn bị kỹ càng, rất ý thức và lắng nghe. Nhìn chung hành khách trên chuyến bay của chúng tôi rất dễ thương: người nước ngoài, các doanh nhân, nghệ sỹ, cán bộ… Còn hành khách ứng xử thiếu văn hóa thì ở đâu, hãng nào cũng có và tiếp viên sẽ xử lý nghiêm khắc vì sự an toàn và môi trường văn minh cho hành khách.
– Nguyên nhân cơ bản nào khiến các hãng hàng không bị chậm hủy, hoãn chuyến thưa ông? Đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là chủ quan? (Quang Minh, 30 tuổi, Hà Nội)
– Ông Lưu Đức Khánh: Đúng giờ là một nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của mọi đối tượng khách hàng, một yếu tố quan trọng tạo nên uy tín của một hãng hàng không. Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Hiệp hội Các hãng hàng không quốc tế (IATA), giờ khởi hành của một chuyến bay đi hoặc giờ cập bến đỗ của một chuyến bay đến, nếu không vượt quá 15 phút thì được coi là đúng giờ, còn nếu vượt quá 15 phút bị coi là chậm chuyến (delay).
Nguyên nhân khiến một chuyến bay bị chậm, huỷ chuyến thì có nhiều, nhưng thường tập trung ở 3 giai đoạn chính. Thứ nhất, xảy ra trong quá trình chuẩn bị trước khi khởi hành: máy bay thực hiện chuyến bay trước đến muộn; công tác kiểm tra kỹ thuật trước khi bay; khi là các thủ tục check-in, kiểm tra an ninh; xử lý hành khách không đủ điều kiện bay; tình trạng thời tiết khi cất, hạ cánh. Thứ hai, đó là giai đoạn lăn ra và cất cánh, như xe kéo đẩy tàu bay ra khỏi sân bay, tắc đường lăn hoặc đường bay cất cánh, tắc đường trên không… Thứ ba, sự cố xảy ra hặc thời tiết xấu trên đường bay và lúc hạ cánh.
Bất cứ sự trục trặc nào trong ba giai đoạn trên đều gây ra sự chậm trễ, và phần lớn sự chậm trễ này tác động trực tiếp tới khách hàng và đây là không hãng hàng không nào mong muốn cả. Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Ông Lưu Đức Khánh |
– Anh Khánh ơi, anh vốn là dân ngân hàng nay sang điều hành hàng không có những khó khăn gì hả anh? (Hunh, 35 tuổi, 72 Ba Trieu)
– Ông Lưu Đức Khánh: Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất thú vị. Là dân ngân hàng sang làm hàng không, tôi thấy thuận lợi nhiều hơn là khó khăn. Bởi vì cả hàng không hay ngân hàng đều là việc tổ chức hệ thống để đặt được mục tiêu đã đề ra. Là người trong ngành tài chính, tôi quen với việc xử lý hệ thống và các con số. Đặc thù của ngành hàng không là mọi hoạt động đều xảy ra với các chi phí lớn. Ảnh hưởng của người quản lý đến các chi phí chỉ vào khoảng 25 đến 30%. Vì vậy, để điều hành hiệu quả tôi chỉ có quyền ảnh hưởng trong khoảng 25 đến 30% này. Kinh nghiệm trong việc xử lý các con số và hệ thống trong ngân hàng có vẻ đã giúp tôi rất nhiều để đạt được sự tối ưu trong quản lý. Tôi cũng có may mắn là bên cạnh tôi có một đội ngũ gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không từ nhiều quốc gia đã hỗ trợ tôi ở những mảng đặc thù để có được những thành quả như ngày hôm nay.
– Tôi đang muốn mở đại lý vé máy bay cấp 2. Ông có lời khuyên nào cho những người có ý định mở đại lý bán vé máy bay như tôi? (nguyen viet cuong, 33 tuổi, ngoc thien – tan yen – bac giang)
– Ông Lưu Đức Khánh: Chúng tôi luôn chào đón các đối tác muốn trở thành đại lý của Vietjet Air. Hiện giờ chúng tôi chỉ có một hệ thống đại lý cấp một, không có cấp hai. Điều kiện rất đơn giản là bạn chỉ cần một cái máy tính được nối mạng. Hiện giờ chúng tôi có hệ thống hơn 1.000 đại lý trên toàn quốc và toàn bộ các đại lý này đều hoạt động hiệu quả. Theo kinh nghiệm của tôi, các đại lý hiệu quả nhất là những đơn vị có chiến lược và kỹ năng bán hàng tốt nhất. Ngoài ra, mối quan hệ với cộng đồng và các công ty, doanh nghiệp cũng là một lợi thế. Bạn hãy liên hệ với bộ phận thương mại của chúng tôi thông qua số điện thoại 1900 1886 để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể.
– Chào anh Khánh,
Anh có biết các đại lý hiện lợi dụng chính sách của Vietjet để mua giá thấp (khi khuyến mãi)- bán giá cao , bán lại cho khách trong vòng 24h trước giờ bay, đổi tên khách nhằm hưởng lợi từ Vietjet không? Em gặp phải trường hợp đại lý bóp cổ em trên 1 triệu đồng/chiều để mua vé khuyến mại. Đại lý mua vé với giá 600 nghìn, bán lại cho em với giá 2,6 triệu. Giá vé hãng bán lúc đó là 3 triệu. Anh có biện pháp ngăn chặn hay đấy là chính sách của hãng? (Lê Minh, 28 tuổi, Hai ba Trung-, Ha Noi)
– Ông Lưu Đức Khánh: Tôi rất tiếc là bạn đã phải mua với giá cao hơn thực tế. Lời khuyên của tôi là bạn hãy lên kế hoạch sớm cho chuyến đi của bạn và vào mua trực tiếp trên website vietjetair.com. Ngoài ra bạn cũng có thể mua vé qua điện thoại bằng cách gọi thẳng đến tổng đài 1900 1886.
Đối với các chương trình khuyến mãi bạn nên kiên nhẫn và nên vào Facebook của hãng để học kinh nghiệm “săn” vé rẻ của những người đã mua được vé trước đó.
Ông Lưu Đức Khánh |
– Các hãng hàng không thường tăng giá vé vào dịp Tết. Vậy năm nay Vietjet Air dự tính tăng bao nhiêu % so với ngày thường thưa ông? Kế hoạch bán vé dịp Tết nguyên đán của Vietjet Air như thế nào thưa ông? (Gia Hung)
– Ông Lưu Đức Khánh: Đối với Vietjet, chúng tôi chỉ có một chính sách giá vé cho mọi thời điểm. Do đó giá vé máy bay Tết vẫn áp dụng như ngày thường. Cuối tuần này chúng tôi sẽ mở bán vé Tết. Bạn nên mua sớm để có được giá vé tốt nhất. Chúng tôi chuẩn bị nhận thêm 2 tàu bay thế hệ mới nhất vào tháng 9 và tháng 10 để tăng chuyến phục vụ dịp Tết.
– Chào ông Khánh! Tôi cũng thường xuyên đi tàu bay của hãng. Xin được hỏi các tiếp viên của hãng có được đi tàu bay của các nước khác để học hỏi thêm về phong cách phục vụ chưa? Chúc ông khỏe và đóng góp nhiều cho hàng không tư nhân Việt Nam. (Dương ngọc tu, 45 tuổi, Quảng Ninh)
– Ông Lưu Đức Khánh: Những tiếp viên khóa đầu tiên của chúng tôi được đào tạo ở nước ngoài và họ hiện giờ là các tiếp viên trưởng giàu kinh nghiệm nhất. Ngoài ra, trong tất cả chương trình đào tạo, chúng tôi đều mời chuyên gia từ các hãng hàng không danh tiếng thế giới về huấn luyện. Hiện giờ trưởng đoàn tiếp viên của chúng tôi là người nước ngoài, từng làm tiếp viên trưởng trên khoang hạng nhất của hãng lớn như Emirates Airlines, Swiss Air và cũng từng làm quản lý tiếp viên của các hãng hàng không uy tín trong khu vực.
Bởi vậy, chúng tôi rất tự hào về đội ngũ tiếp viên của Vietjet mà uy tín của họ đã vượt ra ngoài ranh giới Việt Nam. Nhiều hãng hàng không nước ngoài, gần đây nhất là Aeroflot đã đề nghị chúng tôi tuyển chọn và đào tạo đội ngũ tiếp viên để bay trên các đường bay quốc tế của hãng này.
– Tôi xin chuyển tới ông Khánh 3 câu hỏi.
Thứ nhất Vietjet Air mới ra đười chưa đầy 2 năm những đã báo lãi và định IPO, trong khi đó nhiều chuyên gia hàng không cho rằng, kinh doanh trong ngành này giống như cuộc chơi biến tỷ phú thành triệu phú. Ông có thể chia sẻ doanh thu, lợi nhuận của VJA chủ yếu đến từ mảng nào? Và hãng đã lãi bao nhiêu trước thềm IPO? Thời điểm IPO dự kiến là khi nào?
Thứ 2: Hiện chỉ có 2% người dân là có nhu cầu đi máy bay, nhưng đã xảy ra tình trạng quá tải tại một số sân bay, hễ có chuyến hoãn là kéo theo hàng loạt chuyến khác cũng bị hoàn, hủy theo. Như vậy việc tăng cường đội bay của các hãng hàng không nói chung và VJA nói riêng có hợp lý hay không? (Nguyên Anh 34 tuổi)
Thứ 3: Khách hàng thường xuyên than phiền rằng hễ hoãn chuyến là bị sắp xếp bay vào ban đêm, thời gian không thuận lợi khi hầu hết các chặng bay của VJA đều là nội địa, và khả năng phục vụ của các đơn vị liên quan như taxi, vận tải, khách sạn… tại Việt Nam hiện khó cho phép khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất. VJA có dự định điều chỉnh trong thời gian tới hay không?
– Ông Lưu Đức Khánh:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chương trình. Các câu hỏi bạn đưa ra rất hay và sát với thực tế.
Tôi xin trả lời bạn như sau: Thu nhập của Vietjet Air đến từ mảng kinh doanh duy nhất của công ty là vận chuyển hành khách và vận tài hảng hóa bằng đường hàng không. Chúng tôi hiện nay không có mảng kinh doanh nào khác. Trên thế giới, có những hãng hàng không thua lỗ, thậm chí phá sản nhưng cũng không ít hãng hoạt động rất hiệu quả.
Ví dụ như lợi nhuận của tập đoàn Air Asia hàng năm vào khoảng trên dưới 300 triệu USD (dân số Malaysia chỉ có 25 triệu người) , ở “xứ người” riêng Thái AirAsia đã có lợi nhuận trên 60 triệu USD một năm; Cebu Pacific của Philipin có lợi nhuận 3-4 triệu USD trên mỗi máy bay hàng năm. Còn ở châu Âu, Ryanair có lợi nhuận còn “khủng” hơn nữa, với 700-800 triệu USD hàng năm. Hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng ngành hàng không Việt Nam có thể làm được những điều mà thế giới làm được. Ngành viễn thông, ngành sữa và thực phẩm là những ví dụ thiết thực cho quản điểm của chúng tôi.
IPO là đường đi của tất cả các hãng hàng không hiện đại trên thế giới để có nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, trừ những hãng hàng không quốc gia, được Chính phủ cấp vốn mà thôi. Cho nên con đường này cũng không có gì mới trong ngành hàng không thế giới.
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đối tác quốc tế, chúng tôi theo sát kế hoạch hoạt động, và hiện nay kết quả lợi nhuận bước đầu đang khả quan hơn kế hoạch.
Với câu hỏi thứ 2, tôi cũng xin chia sẻ để bạn biết: Theo tôi để phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua việc mở rộng mạng bay và tăng tần suất các chuyến bay là mục tiêu của ngành hàng không. Theo thông lệ ngành hàng không, nếu hệ số sử dụng ghế cao hơn 70% là khách hàng có nhu cầu. Trách nhiệm của ngành hàng không là đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng. Cho nên, nếu hạ tầng các sân bay chưa đáp ứng thì các Cảng hàng không cần có kế hoạch nâng cấp, chứ không nên vì thế mà hạn chế người dân đi lại. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang rất quyết liệt đầu tư và nâng cấp các sân bay, cụ thể như đầu tư mới Phú Quốc, Đà lat, nâng cấp Tân Sơn Nhất, Phú Bài (sẽ khai trương vài ngày tới). Cho nên, vấn đề bạn đặt ra đang được các cơ quan quản lý ngành hàng không giải quyết rất khẩn trương. Bạn yên tâm nhé!
Về câu hỏi thứ 3, tôi cũng xin chia sẻ rằng: Đi máy bay vào ban đêm đang là nhu cầu và thực tế của cả hành khách và các hãng hàng không trên toàn thế giới. Nếu bạn ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nôi Bài vào tầm 12h đến 1-2 giờ sáng thì bạn sẽ chứng kiến nhà ga đông nghẹt hành khách bay bằng rất nhiều hãng hàng không trên thế giới, từ Emirates, Qata, Airfrance..đến VietnamAirlines mình.
Lịch bay của VietJet rải từ sáng đến tối, khách hàng có khá nhiều lựa chọn khi muốn thay đổi giờ bay. Chúng tôi xử lý khi hoãn chuyến cũng như mọi hãng hàng không khác, kể cả ở Việt Nam và trên thế giới. Chúng tôi sắp xếp các chuyến kế tiếp theo lich máy bay và các yếu tố kỹ thuật, theo phê duyệt của nhà chức trách. Thông tin của bạn là chúng tôi thường sắp xếp vào ban đêm là chưa chính xác và có phần cảm tính. Trên thế giới, cứ 5 chuyến bay thì có 1 chuyến chậm. Chúng tôi kiểm soát tỉ lệ chuyến bay chậm, hủy rất sát.Hiên nay mỗi ngày chúng tôi bay trên 60 chuyến. Cá nhân tôi thường xuyên nhận báo cáo giờ bay của từng chuyến trên mạng, qua SMS… Tôi đứng đây và đang biết từ sáng đến giờ các chuyến bay của chúng tôi đều đúng giờ. Ngày hôm qua thì có 1 chuyến VJ 8392 chậm 30 phút. Bạn yên tâm bay với VietJet nhé!
– Chào ông, xin cho hỏi thẳng: Vietjet Air bất ngờ báo lãi gần đây và giờ là giao lưu trực tuyến, có phải đây là động tác PR cho việc sắp niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không? (BÙI VĂN HẬU, 38 tuổi, TP.HCM)
Ông Lưu Đức Khánh |
– Ông Lưu Đức Khánh: Vietjet Air đang chuẩn bị đón hành khách thứ 3 triệu, và chúng tôi cho rằng cuộc giao lưu với độc giả VnExpress – tờ báo tiếng Việt nhiều người xem nhất cũng là cơ hội để hãng lắng nghe chia sẻ và góp ý từ khách hàng để dịch vụ ngày một hoàn thiện hơn.
Qua chương trình này, chúng tôi được trò chuyện với 30 triệu độc giả của VnExpress và Vietjet Air có quyền hy vọng rằng họ cũng sẽ thành khách hàng của chúng tôi trong tương lai.
Xin cảm ơn quý độc giả dành thời gian theo dõi chương trình. Do thời gian có hạn, chúng tôi không thể trả lời cả nghìn câu hỏi gửi về. Độc giả quan tâm tới chương trình xin gửi ý kiến về địa chỉ 19001886@vietjetair.com, chúng tôi sẽ giải đáp.
Xin cảm ơn quý độc giả một lần nữa.
Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net
Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi diễn đàn seo