Comments Off on ‘Thu không đạt thì chi không được tăng’

‘Thu không đạt thì chi không được tăng’

Vấn đề kỷ luật ngân sách được Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia TP HCM) – Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội. 

– Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế trong năm 2013 đạt nhiều kết quả tích cực nhưng các đại biểu vẫn bày tỏ nhiều trăn trở. Quan điểm riêng ông ra sao?

tranhoangngan1-1691-1383209513.jpg

Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân bên hành lang Quốc hội.

– Tôi cho rằng, tình hình kinh tế trong năm 2013 có ba điểm sáng, ba điểm hạn chế và ba giải pháp cần quan tâm. Ba điểm sáng là lạm phát đã được kiềm chế, tỷ giá đã được ổn định và chống được tình trạng đô la hóa, vàng hóa. Chúng ta cũng đã cải thiện được cán cân thương mại, góp phần thặng dư cán cân vãng lai và làm tăng dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, nền kinh tế còn 3 hạn chế. Thứ nhất, ngân sách đã bội chi ở mức cao và liên tục tăng trong 3 năm gần đây, từ 4,4% GDP lên 4,8% GDP, bây giờ lên 5,3% GDP. Thứ hai, tổng vốn đầu tư xã hội liên tục trong 3 năm không đạt kế hoạch ở mức thấp làm cho tổng sản phẩm quốc nội không đạt kế hoạch. Thứ ba, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động ngày càng tăng và kinh doanh hiệu quả thấp.

Vì thế, tôi cho rằng, trong thời gian tới chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vì niềm tin không chỉ đến một hay 2 năm mà nó phải là dài hạn. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa phải hết sức chặt chẽ và đã đến lúc chúng ta phải thắt lưng buộc bụng, bởi vì vấn đề khủng hoảng nợ công của châu Âu đã tác động rất nặng nề chứ không phải chỉ có khủng hoảng tài chính mới tác động đến nền kinh tế.

Ngoài ra, đối với khu vực dân doanh, làm sao tăng được tổng vốn đầu tư xã hội. Khu vực dân doanh đóng góp vào đó 520.000 tỷ đồng, mà trong 2 năm vừa qua chúng ta chỉ có thể huy động được khoảng 400.000 tỷ đồng. Đây là cái nút thắt, cho nên Chính phủ cần phải có một nghị quyết để làm sao huy động được nguồn vốn của khu vực dân doanh nhằm góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư xã hội.

Bài toán tăng đầu tư công là đúng rồi nhưng đầu tư công chỉ chiếm 37% trong tổng vốn đầu tư xã hội thôi, còn nguồn vốn từ khu vực dân doanh chiếm tới 42%. Nếu nguồn này không huy động được thì kế hoạch tăng trưởng kinh tế 5,8% của năm 2014 sẽ không thành công.

– TP HCM đóng góp 1/3 tổng thu ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo thì 10 tháng qua chỉ thu được 78,8% và dự báo trong 2 tháng cuối năm tình hình thu ngân sách gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến tổng thu ngân sách của cả nước trong năm 2013?

– Như chúng ta thấy, TP HCM đóng góp trên 20% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp khoảng 30% vào tổng thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm của TP.HCM, thường thu rất nhanh ở thời điểm quý 4.

Vào những tháng cận Tết, nguồn thu này sẽ tăng lên. Tôi vẫn tin tưởng rằng, nguồn thu ngân sách năm nay của TP HCM sẽ đạt yêu cầu. Bởi vì lãnh đạo đang dồn hết sức mình hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thực hiện nhiều chuyên đề, nghị quyết và nhiều tổ công tác trực tiếp đi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để họ sản xuất kinh doanh.

– Để đạt được số tổng thu theo dự kiến của Chính phủ, chúng ta phải làm gì trong 2 tháng cuối năm?

– Tôi nghĩ rằng, phải làm sao tiết kiệm được các khoản chi. Bởi vì để giảm được bội chi ngân sách, ngoài việc tăng thu còn phải tiết kiệm chi. Nếu chúng ta chỉ hướng vào tăng thu thôi thì có thể gây ra kiệt quệ sản xuất kinh doanh. Cho nên, bằng khả năng của mình phải tiết kiệm tối đa các khoản chi, nhất là các khoản chi tiêu dùng.

– Nhiều đại biểu cho rằng, nguồn chi có nhiều điểm không hợp lý. Vậy theo ông chúng ta cần phải khắc phục như thế nào?

– Trước hết, chúng ta phải đảm bảo kỷ luật ngân sách và các mức đã dự toán thì phải được kiểm tra một cách chặt chẽ. Trong khi nguồn thu không đạt kế hoạch thì không thể chấp nhận nguồn chi vượt kế hoạch đề ra. Bởi vì mình chi phải trên cơ sở nguồn thu.

Trên tinh thần đó, Chính phủ phải mạnh mẽ hơn trong việc kêu gọi tất cả các địa phương, các hệ thống chính trị cùng nhau tiết kiệm vì chúng ta đã từng thành công ở Nghị quyết 11 trong việc tiết kiệm chi thường xuyên tới 10%. Tôi nghĩ, nếu chúng ta kêu gọi được khoản tiết kiệm này thì chúng ta có thể hạn chế được bội chi ngân sách ở mức tối đa.

Thanh Bình ghi

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi webmaster viet nam

Filed in: Tin Tức Tags: , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot