Comments Off on ‘Trần Anh có thể chịu lỗ 3 năm’

‘Trần Anh có thể chịu lỗ 3 năm’

Đặt mục tiêu tăng hơn gấp đôi số siêu thị điện máy trong vòng 3 năm tới, Chủ tịch HĐQT Trần Anh – Trần Xuân Kiên cho biết doanh nghiệp này đủ khả năng chịu lỗ trong ngắn hạn để phát triển mạnh hơn khi thị trường phục hồi.

Báo cáo tài chính quý III vừa rồi của Trần Anh gây chú ý bởi đây là lần đầu tiên các ông ghi nhận lợi nhuận âm kể từ khi niêm yết. Ông nhận định như thế nào về số lỗ hơn 11 tỷ đồng và khả năng hoàn thành mục tiêu cả năm?

– Bên cạnh việc sức mua của thị trường chưa hồi phục thì trong giai đoạn cuối quý II, đầu quý III vừa rồi, Trần Anh cũng đưa vào hoạt động 4 siêu thị mới. Mà thông thường thị trường bán lẻ sôi động vào quý I (vụ Tết) và quý IV nên các điểm này chưa mang lại nhiều doanh thu cho công ty để bù đắp chi phí.

Với tình hình như hiện nay thì 9 tháng đầu năm, chúng tôi mới có lãi 500 triệu đồng, gần như không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra là hơn 30 tỷ đồng. Hiện công ty đang đặt chỉ tiêu là quý IV sẽ không lỗ và có lãi trở lại.

tran-xuan-kien-5493-1383052204.jpg

Chủ tịch Trần Anh tự tin với kế hoạch mở rộng của mình. Ảnh: PV.

– Khó khăn như vậy, tại sao Trần Anh vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới, đặt mục tiêu 25 siêu thị đến năm 2015, trong khi hiện giờ mới có 11?

– Thị trường xấu sẽ có nhiều rủi ro. Càng rủi ro thì sẽ có người tiếp tục và người dừng lại. Nhìn dài hạn, tôi nghĩ thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đầy tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, hàng điện tử công nghệ cao vẫn nằm trong top những lĩnh vực được người dân quan tâm nhiều nhất.

Bên cạnh đó, chúng tôi có cổ đông lớn là tập đoàn bán lẻ điện máy Nhật – Nojima, những người có trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Qua thảo luận, chúng tôi nhận định thị trường như hiện nay là một cuộc thanh lọc và nếu trụ được chúng tôi sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Bắt đầu từ quý IV/2012, công ty đưa ra mục tiêu mở 12 siêu thị nhằm phủ kín các quận, huyện lớn trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình này, ban lãnh đạo đã cân nhắc đến nhiều yếu tố như tình hình thị trường, sức mua và cả những yếu tố xung quanh để đưa ra kịch bản tốt, trung bình và không tốt. Thậm chí, nếu mọi chuyện xấu hơn tưởng tượng thì công ty cũng có phương án dự phòng. Khi đã đảm bảo độ an toàn, ban lãnh đạo mới ra quyết định mở rộng.

– Các ông đã chuẩn bị nguồn tài chính như thế nào cho kế hoạch đó?

– Công ty chủ yếu dùng vốn tự có. Cuối năm 2012, vốn chủ sở hữu là hơn 245 tỷ đồng, cộng với khoản đầu tư mới 64 tỷ đồng của Nojima thì Trần Anh có tổng cộng 300 tỷ, đủ cho những kế hoạch của mình.

Ngoài ra, khi thị trường bất động sản trùng xuống như hiện nay, việc mở siêu thị không tốn nhiều như trước, tối đa chỉ khoảng 10 tỷ đồng cho một điểm. Đó là khi phải cải tạo nhiều, còn nếu ở dạng tòa nhà đã xây dựng sẵn thì chỉ mất dưới 5 tỷ. Như vậy, có thể tính ra là nếu mở đến chục siêu thị thì cũng chưa đến 100 tỷ đồng, thuộc khả năng của công ty.

Về vốn lưu động, với đặc thù ngành bán lẻ là sau khoảng một tháng hoặc 45 ngày nhận hàng mới phải thanh toán cho nhà cung cấp. Trong thời gian đó, doanh nghiệp sẽ bán hàng và gối đầu. Vốn cho kinh doanh bán lẻ không cần nhiều nếu như quản trị tốt.

– Với kịch bản xấu, Trần Anh có thể chịu lỗ được bao lâu?

– Với lượng vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng thì chúng tôi vẫn khá tự tin. Kịch bản xấu nhất thì công ty có thể chịu lỗ tối thiểu 3 năm. Nếu là vốn vay ngân hàng thì chúng tôi sẽ không dám như vậy. Tuy nhiên, tôi cho rằng các quý sau sẽ không xảy ra tình trạng như quý III vì doanh thu từ các siêu thị mới mở sẽ được phản ánh tốt hơn.

Ở Việt Nam, mỗi siêu thị mở ra mất trung bình một năm để hoàn vốn ban đầu, còn những nước phát triển hơn như Nhật Bản phải mất khoảng 3 năm mới có lãi. Sau thời gian đó thì lợi nhuận của các điểm mới tăng dần.

– Năm 2013 dự kiến không đạt kế hoạch, sang năm 2014 công ty có điều chỉnh gì để sát với thực tế hay không?

– Hiện tại chúng tôi chưa có thông tin cụ thể mà cần phải họp bàn và được các cổ đông thông qua, nhưng chắc chắn sẽ có điều chỉnh lại.

– Trong tương lai Trần Anh có kế hoạch tìm thêm nhà đầu tư chiến lược nào nữa?

– Năm 2010 khi cần vốn để mở rộng, công ty đã kêu gọi quỹ đầu tư Aureos và đến nay cũng đã có thêm Nojima. Một bên hỗ trợ về tài chính, một bên hỗ trợ về quản trị là đủ.

– Ông có nhận định gì về thị trường bán lẻ sắp tới?

– Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang đi ngang và có thể tiếp tục suy giảm, đặc biệt tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM. Theo nhận định của chúng tôi, hiện nhu cầu đồ điện máy ở một số địa phương vẫn lớn trong khi ở các thành phố, người dân đã mua sắm khá đầy đủ nên họ không có nhu cầu nâng cấp khi mà thu nhập đang eo hẹp.

Việc mở thêm các siêu thị ở khu vực ngoại thành như Hà Đông, Giải Phóng nằm trong kế hoạch bởi chúng tôi nhìn thấy trước sự tăng trưởng doanh thu ở khu vực nội đô sẽ chậm hơn.

Với chiến lược trên, Trần Anh kỳ vọng sẽ cải thiện được vị trí trên bảng xếp hạng các doanh nghiệp bán lẻ và đạt mục tiêu lọt vào Top 3 trong 3 năm tới.

Phương Linh

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot