Comments Off on Vận tải biển hồi sức nhờ bán tàu

Vận tải biển hồi sức nhờ bán tàu

Kết quả kinh doanh của toàn ngành vận tải biển trong quý III chưa chuyển biến rõ ràng, song nhờ chiến lược bán tàu, một số doanh nghiệp đã thoát hoặc giảm lỗ.

Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường vận tải biển thế giới đã có sự hồi phục trở lại từ tháng 9 tới nay. Chỉ số cước thuê tàu hàng khô (BDI) lên 2.146 điểm vào ngày 8/10, cao hơn 1.263 điểm so với cách đây một năm và tăng mạnh so với mức đáy 650 điểm vào cuối tháng 1/2012, dữ liệu của Bloomberg cho hay.

Song sự khởi sắc tập trung chủ yếu ở phân khúc tàu cỡ lớn Capesizes (tàu chuyên chở quặng sắt, than đá, trọng tải trên 150.000 DWT) và tàu Panamax (chuyên chở than đá, ngũ cốc, trọng tải 60.000 – 70.000 DWT, đi qua được kênh Panama). Trong khi đó, đội tàu của Việt Nam chủ yếu là tàu Supramax trọng tải từ 6.500 – 56.000 DWT (chuyên chở quặng thuê) lại chỉ mới hồi phục một tháng nay nên chưa tác động lớn đến tình hình kinh doanh quý III của các doanh nghiệp.

Chỉ số Baltic Dry Index (BDI) từ đầu năm 2013 đến nay

BDI-JPG-3470-1382437263.jpg

Nguồn: Bloomberg

Theo báo cáo tài chính riêng của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco – Mã CK: VOS) – đơn vị vận tải biển lớn nhất đang niêm yết, doanh thu trong quý III/2013 của công ty chỉ đạt 483 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tài biển Việt Nam (VST) cũng chỉ đạt 262 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn cùng kỳ gần 2 tỷ đồng. Vận tải biển Vinaship (VIP) thu về 174 tỷ đồng từ khai thác đội tàu, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện của Vosco nhận định, phân khúc thị trường tàu hàng khô của công ty mới chỉ khởi sắc từ nửa cuối tháng 9 khiến doanh thu từ đội tàu của công ty chưa có chuyển biến rõ ràng. Hiện Vosco có khoảng 19 tàu chở hàng khô với trọng tải từ 6.500 DWT đến 56.472 DWT, thuộc nhóm tàu Supramax. Đến 20/9, chỉ số Baltic Supramax Index (BSI) biểu thị giá thuê loại tàu này mới bứt phá lên trên 1.000 điểm sau thời gian dài làng nhàng ở dưới mốc này.

Trong khi hoạt động kinh doanh chính chưa đem lại đột phá lớn, các doanh nghiệp vận tải biển phải đối mặt với thách thức từ các khoản nợ ngày càng “phình to”. Tại thời điểm 30/9/2013, Vosco có khoản nợ phải trả lên tới hơn 4.260 tỷ đồng, gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu của công ty. Nợ phải trả của VST cũng lên tới hơn 2.410 tỷ đồng, gấp gần 7 lần vốn chủ sở hữu. Cân bằng tài chính khó khăn khiến doanh nghiệp phải tính đến chuyện thanh lý các con tàu cũ.

vosco-03-3687-1382503557.jpg

Unity – một trong những tàu hàng khô thuộc đội tàu của Vosco. Ảnh: Vosco

Vosco trong quý III đã bán hai tàu hàng rời Morning Star và Ocean Star, theo đánh giá của một đơn vị bảo hiểm, nguyên giá của hai chiếc tàu trên khoảng 245 tỷ đồng. Trong khi đó, VST trong tháng 8 cũng bán thành công tàu VTC Light, thu được lợi nhuận 20 tỷ đồng.

Khoản tiền 180 tỷ đồng, chủ yếu từ việc bán tàu khiến VOS đang từ lỗ 33 tỷ đồng thành lãi 26,4 tỷ đồng trong quý. Đây là quý lãi đầu tiên của công ty kể từ đầu năm, góp phần giảm lỗ lũy kế xuống còn 190 tỷ đồng. Trong khi đó, mức lỗ  của VST cũng chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước (lỗ 25,6 tỷ đồng).

Là cổ đông lớn nhất của hai đơn vị trên, “anh cả” của ngành vận tải biển, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng đang hối hả với mục tiêu bán tàu. Tại cuộc họp báo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết Công ty Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) đã bán được gần 90% số tàu neo đậu dài ngày ở nước ngoài với giá cao hơn 10% so với mức thẩm định của Bộ Tài chính đưa ra. Trong đó, New Phoenix – một trong 7 con tàu “tai tiếng” của Vinashinlines được bán với giá hơn 3,7 triệu USD. Việc bán tàu này góp phần khiến công ty thanh toán được các khoản nợ cho đối tác, sinh hoạt phí, tiền lương cho thủy thủ…

Trao đổi với VnExpress.net về việc bán tàu của các đơn vị trên, ông Phan Dũng Khánh – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán MayBank Kim Eng cho hay: “Công ty bán tàu để trở nợ là hành động đúng đắn, nhưng nếu chuyện này làm năng lực đơn vị yếu đi, đội tàu giảm thì hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng tương đối tiêu cực. Trường hợp doanh nghiệp bán tàu để tái cơ cấu, giúp tinh gọn đội tàu hoặc để tân trang, mua thêm tàu mới và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì lại rất có tiềm năng”.

Bước vào quý cuối năm, ông Khánh dự báo vận tải biển vẫn là ngành rất tiềm năng. “Đặc biệt thời điểm gần Tết, nước nào cũng cần tiêu thụ hàng hóa nên nếu những doanh nghiệp vận tải biển trong nước nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt, năm 2014 có thể sẽ rất lạc quan cho họ. Kinh tế các năm trước đã thất bát và lĩnh vực vận tải biển cũng đã rất tồi tệ, bắt đầu từ quý này và sang năm tới, các công ty có lẽ sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp hơn”, vị này chia sẻ.

Bên cạnh việc sắp xếp lại đội tàu nhằm đón đầu thị trường phục hồi trở lại, một “nhiệm vụ” chủ chốt với doanh nghiệp vẫn là giảm số lượng tàu đang nắm giữ. Ông Đặng Hồng Trường – người công bố thông tin của Vosco cho hay, quý IV sẽ thanh lý thêm một số tài sản nhằm cải thiện kết quả kinh doanh chung năm 2013. Công ty cổ phần Vận tải Vinaconex (VCV) cũng vừa công bố bán tàu Vinaconex Lines với giá khởi điểm 70 tỷ đồng. Ngoài ra, các công ty vẫn phải tiếp tục cơ cấu lại những khoản nợ trung hạn, dài hạn theo hướng khoanh nợ gốc, kéo dài thời gian trả nợ, miễn, hạ lãi vay nhằm ổn định tài chính, vượt qua giai đoạn “bĩ cực”.

Với những biện pháp tài chính và tận dụng sự phục hồi ổn định của thị trường vận tải biển, Vosco kỳ vọng vượt qua khó khăn, sớm bắt nhịp với đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, đại diện công ty bày tỏ.

Phương Linh – Tường Vi

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.1 bởi cộng đồng seo

Filed in: Tin Tức Tags: , , , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot