Comments Off on Việt Nam thúc giục Nhật chuyển giao công nghệ

Việt Nam thúc giục Nhật chuyển giao công nghệ

Không khí thẳng thắn “hơn thường lệ” được ghi nhận tại Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt – Nhật, diễn ra tại Hà Nội ngày 5/9. Trong đó, phía Việt Nam đề nghị Nhật Bản đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, bên cạnh việc cung cấp ODA.

“Xem nhau như người nhà” và “trao đổi thẳng thắn” là những cụm từ được cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh nhiều tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao sáng 5/9. Với tinh thần như vậy, phía Nhật Bản đã không ngần ngại chỉ ra những vướng mắc của kinh tế Việt Nam hiện nay, cản trở quá trình hội nhập đang tiến đến rất gần. Ngược lại, phía chủ nhà cũng nhận xét thẳng thắn, thúc giục Nhật Bản cần chuyển giao công nghệ để hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ngành sản xuất ôtô…

Dien-dan-1378365167.jpg
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh (giữa) và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki (bên phải) tại Diễn đàn Kinh tế Cấp cao Việt Nam – Nhật Bản diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Ảnh:Thanh Bình.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, đây là năm thứ 40 trong quan hệ Việt Nam Nhật Bản, nhưng hàm lượng chuyển giao công nghệ giữa 2 nước mới chỉ dừng ở con số 5%. Bộ trưởng Vinh cho biết năm 2011, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang làm việc với người đồng cấp tại Nhật Bản, Việt Nam cũng đã đề nghị Nhật hỗ trợ hơn nữa về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay, ngành công nghệ phụ trợ của Việt Nam vẫn không đáp ứng được yêu cầu, khiến các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản phải tìm sang Thái Lan, Indonesia để đặt phụ tùng.

“Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay, bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp và số lượng vốn, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến chất lượng nguồn vốn”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận xét.

Còn chủ tọa của diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) thậm chí còn cho rằng việc hỗ trợ của Nhật Bản đối với ngành ôtô Việt Nam, khi sau 10 năm phát triển, các doanh nghiệp trong nước chưa thể tham gia sâu vào ngành này.

Không mấy đồng tình với quan điểm của ông Lộc, Đại sứ Nhật Bản Yasuaki Tanizaki nhận xét, trình độ về công nghệ của Việt Nam hiện nay chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, ông cho rằng với thế mạnh là nước có nhiều nhân tài, Việt Nam cũng có thể tự phát triển công nghiệp phụ trợ trong tương lai.

Cũng phản hồi về ý kiến của phía Việt Nam, ông Toyoaki Funakoshi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Sumitomo khẳng định đã có một số doanh nghiệp Nhật chuyển cơ sở nghiên cứu sang Việt Nam. “Nếu Chính phủ Việt Nam chỉ ra những đãi ngộ mà họ được hưởng khi chuyển giao công nghệ, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ triển khai R&D (nghiên cứu và phát triển) tại đây”, ông Funakoshi nói.

Cũng tại Diễn đàn Kinh tế Cấp cao, nhiều đại diện của Nhật Bản đã không ngại “chê” quá trình cải cách của Việt Nam diễn ra chậm chạp.

Bên cạnh niềm lạc quan rằng ODA dành cho Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai, Đại sứ Nhật Bản, ông Tazanaki cho biết, ông vẫn “cảm thấy không yên tâm”. “Lo ngại nhất là vấn đề thể chế, cải cách mất rất nhiều thời gian. Nếu Việt Nam không thể cải cách thì sẽ không thể thu hút vốn đầu tư Nhật Bản một cách bền vững được”, Đại sứ Nhật Bản nói.

Cũng nói về quá trình cải cách, ông Motonobu Sato, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề cập đến hàng loạt nhược điểm của môi trường đầu tư ở Việt Nam, từ thiếu nhân lực quản lý cấp cao; nguồn điện không ổn định; cơ sở hạ tầng kém; thiếu nguồn cung nguyên liệu đến hệ thống xã hội chưa minh bạch.

Ngoài ra, ông Sato nhận định Việt Nam đưa ra rất nhiều chiến lược về cải cách, nhưng thiếu đề cập về thời điểm hoàn thành. Nếu nền kinh tế không kịp thời cải cách thì trong các vòng đàm phán TPP tiếp theo và khi Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực vào năm 2018, câu hỏi được đặt ra sẽ là liệu Việt Nam có đủ khả năng tham gia hay không.

“Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của Nhật Bản”, ông Toyoaki Funakoshi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Sumitomo khẳng định. Cũng là đại diện lãnh đạo của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật, còn gọi là Keidanren, ông Funakoshi, cho rằng, quan điểm đầu tư của Nhật là họ muốn đầu tư ở nước nào mà đôi bên cùng có cơ hội phát triển.

Chiều 5/9, Diễn đàn Kinh tế Cấp cao Việt Nam – Nhật Bản sẽ tiếp tục thảo luận về hợp tác trong phát triển hạ tầng; chiến lược công nghiệp hóa và công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và việc phát triển nguồn nhân lực.

Thanh Bình

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

Hệ thống tin tự động RobotVN 1.3.0 bởi cộng đồng webmaster

Filed in: Tin Tức Tags: , , ,

Get Updates

Share This Post

Recent Posts

Khởi nghiệp | Dạy học chơi đánh đàn guitar ở sài gòn | Trắng răng an toàn | Dạy học biểu diễn múa bụng bellydance sài gòn | Bảo hiểm sức khỏe | Chụp hình ảnh 360 độ | Ship hàng taobao hcm | Công ty dịch thuật | Máy tính tiền | Nấm linh chi | Bao da ốp lưng điện thoại | Shop mua bán bài tarot